Tại sao không dùng nước biển làm thủy điện?

Tại sao không dùng nước biển làm thủy điện?

Hiện nay lượng điện không đủ cung cấp, nước trong các hồ thủy điện đã cạn dẫn đến hiện tượng bị cắt điện luân phiên. Đây là điều không hề dễ chịu trong mùa hè nóng nực này. Nhìn hình ảnh các hồ thủy điện khô cạn đáy, nhiều người đặt ra thắc mắc tại sao không dùng nước biển làm thủy điện? Để Gocdoday giải đáp cho các bạn nguyên nhân nước biển không thể dùng làm thủy điện trong bài viết này nhé!

1. Thủy điện là gì?

Thủy điện hay còn gọi là năng lượng thủy điện hoặc thủy năng. Đây là dạng năng lượng điện khai thác sức mạnh dòng chảy của nước (năng lượng cơ học của dòng chảy) làm quay tuabin để chuyển đổi thành.

Tại sao không dùng nước biển làm thủy điện?

Hiện nay nhiều nhà máy thủy điện đang ở dưới mực nước chết

Để tạo ra được điện cho người dân sử dụng, nhà máy thủy điện trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.
  • Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.
  • Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.
  • Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.

2. Tại sao không dùng nước biển làm thủy điện?

Nước dùng để làm thủy điện là nước ngọt, nước biển không được dùng để là thủy điện. Không thể dùng nước biển làm thủy điện vì:

– Đập được xây dựng để chặn dòng chảy tự nhiên, nếu như dùng nước biển thì chúng ta phải đưa nước biển vào một bể chứa như đập, điều này sẽ tốn nhiều công sức và cũng hao tổn nhiều năng lượng, nếu như sản xuất điện bằng cách này thì điện sản xuất ra cũng chỉ bù đắp lại nguồn năng lượng đã bỏ ra để vận chuyển.

– Cùng với đó là nếu như sử dụng nước biển để sản xuất điện ngay trong đại dương cũng không thể vì đại dương là nơi thấp nhất và chứa nước, nên không có dòng chảy mạnh như các đập thủy điện trên thượng nguồn.

Tại Việt Nam chưa có ngoại lệ sản xuất điện từ nước biển tuy nhiên trên thế giới đã có nghiên cứu, dự án về việc sản xuất điện từ nước biển siêu lạnh. Đây là công nghệ chuyển hóa nhiệt lượng đại dương (OTEC), tạo ra điện từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước biển ấm và nước biển lạnh.

Theo phương pháp này, nước biển lạnh sẽ được hút lên từ một đường ống ở độ sâu 1.000m trở xuống, nơi sức nóng của ánh mặt trời không thể chiếu tới. Trong khi đó, nước biển ấm sẽ được hút lên từ bề mặt nông hơn. Nước biển ấm sẽ chạy qua một bộ trao đổi nhiệt với một loại hóa chất có điểm sôi thấp, như amioniac chẳng hạn. Quy trình này sẽ tạo ra hơi nước hóa học và vận hành các tuôcbin phát điện. Sau đó hơi nước sẽ ngưng đọng lại thành chất lỏng bằng nước biển lạnh.

=> Điện được tạo ra từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước biển ấm và nước biển lạnh. Nước biển “nguyên chất” bình thường không được dùng để tạo ra thủy điện.

3. Cấu tạo nhà máy thủy điện

Một nhà máy thủy điện có cấu tạo cơ bản như sau:

  • Đập thủy điện: chức năng chứa nước
  • Ống dẫn nước: nhiệm vụ dẫn nguồn nước đến các tuabin
  • Tuabin: Thường sử dụng là loại Turbine Francis có hình dạng giống một chiếc đĩa lớn với những cánh cong. Trung bình khối lượng một chiếc tuabin khoảng 172 tấn, tốc độ vòng quay 90 vòng/phút. Về thiết kế, tuabin sẽ được gắn liền với máy phát điện ở phía trên thông qua trục.
  • Máy phát điện: Được kết cấu gồm một loạt nam châm khổng lồ quay quanh cuộn dây đồng.
  • Máy biến áp: Được đặt bên trong nhà máy điện với chức năng tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi thành dòng điện có điện áp cao hơn.
  • Đường dây dẫn điện: Gồm 3 dây pha của năng lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.
  • Cống xả: Giúp đưa lưu chất nước chảy qua đường ống và chảy vào hạ lưu sông.

Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp vừa giải thích cho bạn đọc tại sao nước biển không dùng làm thủy điện. Theo đó, việc sử dụng nước biển để tạo ra điện đã được nghiên cứu, đưa vào ứng dụng nhưng không phổ biến rộng rãi. Tại Việt Nam, nước biển không được dùng để tạo ra điện.

Bài viết liên quan: