Mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

Mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

Bạo lực học đường hiện đang là vấn nạn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, gây mất an toàn cho học sinh. Xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Trường học an toàn là trường học nói không với bạo lực học đường cùng các vấn nạn khác. Cùng Gocdoday tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ này nhé!

1. Xây dựng trường học an toàn

Trường học an toàn là cơ sở để học sinh phát triển năng lực, phẩm chất. Việc xây dựng trường học an toàn cần có sự góp sức của nhiều bộ phận, tổ chức trong cả một quá trình dài.

Trường học an toàn là gì?

Khái niệm trường học an toàn được định nghĩa tại Tiểu mục 2 Mục I Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007, cụ thể:

Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng trường học an toàn

Trường học được xem là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh bởi phần lớn thời gian trong ngày hay những năm tháng tuổi thơ của các em đều được trải qua dưới mái trường này. Đồng thời, các em cũng thường xuyên tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Thầy cô chính là tâm gương sáng để các em có thể noi theo. Hành vi ứng xử của người thầy giáo, cô giáo sẽ tác động mạnh mẽ đến học sinh.

Trong đó, giáo viên không chỉ đóng vai trò quan trọng về giảng dạy kiến thức mà còn truyền lửa đam mê học tập, giáo dục tình yêu quê hương, lòng nhân ái, đoàn kết, trung thực, có tinh thần vươn lên, hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Khi giáo viên xây dựng được văn hóa trường học lành mạnh, phát huy chúng mạnh mẽ thì học sinh sẽ học hỏi và trở thành những mầm non tiêu biểu.

2. Tìm hiểu về bạo lực học đường

Mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường
Bạo lực học đường có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động hay thậm chí là không hành động (không trả lời, cô lập bạn…)

Trong những năm gần đây, chúng ta liên tiếp được nghe, nhìn thấy vô số hậu quả nguy hại của hành vi bạo lực học đường. Đó là một trong những tác động tiêu cực có ảnh hưởng mạnh và xuất hiện, tồn tại qua nhiều thế hệ.

Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp, ép buộc người khác ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bị hại trong phạm vi trường học hoặc xuất phát từ trường học, đối tượng chủ yếu là học sinh và sinh viên.

Như vậy, bạo lực học đường có thể xảy ra ngay trong trường học hay chậm chí là khu vực bên ngoài. Sự an toàn của các em học sinh đang bị đe dọa hằng ngày bởi mối nguy cơ bạo lực tiềm ẩn.

Thế nào được xem là bạo lực học đường?

Hành vi bạo lực học đường có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạo lực học đường là hành vi đối xử thô bạo giữa học sinh với học sinh, đôi khi là giữa giáo viên và học sinh. Các hành vi bạo lực là bạo lực về thể chất (đánh nhau), bạo lực lời nói (đe dọa, vu khống), bạo lực mạng (hành vi chửi bới, nói xấu nhau trên mạng xã hội) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, cô lập…).

Những hành vi nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến những người bị hại về cả tâm lý và thể chất. Ban đầu, chúng tuy nhỏ nhưng gây nên những hậu quả mà chúng ta không lường trước được. Và hơn hết là những chủ thể thực hiện hành vi là những người có tư duy không đúng đắn cần được chấn chỉnh.

Nguyên nhân bạo lực học đường xuất phát từ việc thiếu giáo dục hay những ứng xử không đúng trong quan hệ gia đình được trẻ học theo, từ đó ảnh hưởng đến tính cách và suy nghĩ của trẻ.

3. Những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh

Mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường
Với kinh nghiệm phong phú, các giáo viên có thể nhận biết nhiều dấu hiệu, biểu hiện khác nhau của việc mất an toàn trường học.

Qua quá trình giảng dạy, công tác tại trường, thầy cô bằng kinh nghiệm của mình có thể đúc kết ra một số dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh. Dưới đây là một vài dấu hiệu được giáo viên đưa ra:

Là một giáo viên, tôi cho rằng, có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết học sinh trong lớp mình quản lý hoặc học sinh trong lớp mình đang là giáo viên bộ môn có bị bạo lực học đường hoặc có hành vi bạo lực học đường với bạn khác hay không. Ở lứa tuổi thiếu niên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đôi khi giữa các em sẽ xảy ra mâu thuẫn, hoặc có những em có tính hiếu thắng, bị ảnh hưởng bởi phim ảnh không lành mạnh, sự thiếu quan tâm của cha mẹ học sinh cũng trở thành nguyên nhân khiến các em có tâm lý bắt nạt các bạn yếu thế hơn. Ngoài ra, bạo lực học đường không chỉ giữa nam sinh với nhau, mà giữa các nữ sinh cũng có mâu thuẫn. Giáo viên cần tinh tế phát hiện hành vi bạo lực học đường trong nhóm học sinh để tìm hiểu và giải quyết mâu thuẫn giữa các em.

Dấu hiệu nhận biết học sinh đang bị bạo lực học đường

– Về mặt tâm lý: Nếu quan sát kĩ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý ở học sinh như:

+ Luôn im lặng trong lớp, không nói chuyện, giao tiếp với các bạn khác.

+ Không tập trung nghe giảng, trầm lặng hơn so với tính cách hòa đồng trước đó.

+ Tỏ ra chán nản, mệt mỏi, ngại đến lớp, không muốn giao du, tiếp xúc với mọi người, kể cả giáo viên.

+ Không muốn tham gia các hoạt động chung của lớp và nhà trường.

– Dấu hiệu nhận biết trên cơ thể học sinh: Ngoài dấu hiệu tâm lý, giáo viên cần tìm “manh mối” nếu phát hiện ra trên cơ thể học sinh có vết thương, vết bầm tím ở mặt, tay, chân của học sinh. Giáo viên cần lưu ý hỏi han học sinh nếu các vết thương lâu ngày không biến mất, còn chồng thêm vết thương mới. Ban đầu, học sinh có thể lấy lý do bị ngã, đổ xe, nhưng đây không phải là lý do lâu dài. Ngoài ra, quần áo của học sinh có dấu hiệu bị rách, bị bẩn, xộc xệch cũng có thể đến từ việc bị đánh.

– Ngoài ra, học sinh thường bị mất đồ dùng học tập, sách vở, không làm bài tập về nhà trong khi trước đó không có hiện tượng này cũng là dấu hiệu đáng lưu tâm. Đồng thời, giáo viên nên để ý một số học sinh có ngoại hình hoặc trí tuệ khác với các học sinh còn lại, bởi đối tượng này rất dễ trở thành mục tiêu công kích của các bạn khác.

Dấu hiệu nhận biết về việc lớp học, trường học mất an toàn, có hiện tượng bạo lực học đường

– Học sinh trong lớp chia bè phái, cô lập một bạn học sinh nào đó.

– Một nhóm học sinh bắt nạt, trêu chọc, có lời nói và hành động thiếu tôn trọng với học sinh khác.

Giáo viên cần có cách nhìn, đánh giá tổng thể về các nhóm học sinh trong lớp, không phải học sinh cá biệt mới bắt nạt bạn học khác, mà ngay đến những học sinh học khá, được đánh giá là học sinh tích cực trong lớp cũng có thể là đối tượng bắt nạt bạn học hoặc bị bắt nạt. Điều này đòi hỏi các giáo viên cần có sự quan sát, tìm hiểu tỉ mỉ, tâm lý hơn trong cách tìm hiểu tình hình của lớp để nhận biết những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh.

4. Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

Tổng hợp các bài khấn thi cử đỗ đạt
Tổng hợp các bài khấn thi cử đỗ đạt

Bạo lực học đường và xây dựng trường học an toàn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Tác động của xây dựng trường học an toàn đến phòng chống bạo lực học đường

– Xây dựng trường học an toàn có tác động tích cực bằng cách tạo môi trường học tập an toàn, xây dựng quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, và tạo điều kiện cho phòng ngừa bạo lực học đường.

– Cơ sở vật chất an toàn và tài nguyên hỗ trợ trong trường học cung cấp một nền tảng vững chắc để triển khai các chương trình và hoạt động phòng chống bạo lực học đường.

Tác động của phòng chống bạo lực học đường đến xây dựng trường học an toàn

– Phòng chống bạo lực học đường giúp xác định các yếu tố nguy hiểm và rủi ro trong môi trường học tập và đưa ra các biện pháp ngăn chặn và đối phó với chúng. Điều này góp phần tạo ra một môi trường an toàn và giảm thiểu nguy cơ bạo lực và hành vi quấy rối.

– Các hoạt động phòng chống bạo lực học đường như giáo dục về tác hại bạo lực học đường, tăng cường nhận thức, kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột giữa học sinh giúp xây dựng một môi trường học tập an toàn.

Mối quan hệ này thể hiện tính chất qua lại chỉ khi bạo lực học đường được hạn chế hoặc đẩy lùi thì quá trình xây dựng trường học an toàn mới được củng cố. Còn khi bạo lực học đường vẫn tồn tại và gia tăng thì môi trường học đó là môi trường không an toàn và việc xây dựng trường học an toàn không hiệu quả.

Bởi vì để một môi trường học được đánh giá là an toàn thì có những đánh giá toàn diện về mọi phương diện như cơ sở vật chất đảm bảo, các thầy cô gương mẫu chuẩn mực, chất lượng giảng dạy tốt, không có bạo lực học đường, không có vấn nạn xã hội,…. Khi các vấn đề này được đáp ứng theo tiêu chuẩn thì mức an toàn của trường học càng nâng cao, còn không thì ngược lại. Và hơn nữa là vì bạo lực học đường là vấn đề tồn tại qua nhiều thế hệ và thời gian dài, việc ngăn chặn, xử lý không phải dễ dàng, cần sự quan tâm của cả giáo viên và gia đình nên chúng luôn tồn tại song hành trong xây dựng một trường học an toàn.

5. Các giải pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tùy đặc thù trường học và điều kiện chung của các học sinh, mỗi trường sẽ có riêng cho mình giải pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường khác nhau.

Sau đây là một số phương án được đưa ra để tạo nên môi trường an toàn cho học sinh:

– Xây dựng văn hóa nhà trường: Văn hoá nhà trường khi xây dựng được văn hoá, truyền thống đẹp của nhà trường thì học sinh cũng từ đó học hỏi theo.

– Giáo viên có năng lực, kỹ năng và đạo đức: Giáo viên ngoài dạy học văn hoá thì cũng cần xen lẫn giảng dạy học sinh về các kỹ năng trong cuộc sống để học sinh nhận thức đúng đắn về hành vi.

– Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học: Khi giảng dạy một học sinh thì giáo viên không thể chăm chú vào dạy mà cần quan tâm đến cảm xúc, tâm lý học của trẻ. Những học sinh không quan tâm đến việc học sẽ dễ bị bỏ lại phía sau.

– Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Từ những nguyên nhân căn bản trên thì từ gia đình, nhà trường và xã hội có những phối hợp tích cực để trẻ được giáo dục đúng đắn.

– Trách nhiệm của giáo viên và hiệu trưởng: Giáo viên thì cần khéo léo chú tâm đến những vấn đề của học sinh hơn để kịp thời giúp đỡ, giảng giải và giúp học sinh đi đúng hướng. Hiệu trưởng thì cần kịp thời xây dựng được kỷ cương trường học một cách đúng đắn nhất.

– Không để học sinh bị bỏ rơi: Những sự quan tâm để ý của giáo viên để nắm bắt được tình hình học sinh, khắc phục những tình trạng đang diễn ra một cách kịp thời, giúp đỡ học sinh đó không bị thụt lùi.

– Dạy học đi kèm với thực tiễn: Khi giảng dạy những môn văn hoá thì giáo viên cần có những liên hệ thực tiễn để trẻ dễ hiểu được những gì đúng và sai để học hỏi.

Trên đây, chuyên mục Tổng hợp đã gửi đến bạn đọc mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường. Như vậy, để xây dựng trường học an toàn cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và cả chính bản thân học sinh.

Bài viết liên quan:

– Tổng hợp 10+ mẫu thu hoạch chính trị hè cho giáo viên năm 2024

– Bảng lương giáo viên Tiểu học từ ngày 1/7/2024

– Đáp án Module 9: Chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Hướng Dẫn Download và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Cho Windows