Độc giả hay đọc giả, từ nào mới đúng chính tả?
Do cách đọc, sự nhầm lẫn trong khi viết mà nhiều từ ngữ đang được sử dụng không chính xác. Độc giả hay đọc giả mới là đúng chính tả? Cùng Gocdoday đi tìm từ đúng và ý nghĩa của nó nhé!
Nội dung bài viết
1. Độc giả hay đọc giả đúng chính tả?
Trong cặp từ độc giả và đọc giả, từ ngữ đúng là độc giả. Độc giả là từ ngữ Hán Việt gồm 2 tiếng gốc Hán:
– Độc có nghĩa là đọc
– Giả có nghĩa là người
=> Độc giả có nghĩa là người đọc
Vì “độc” và “giả” đều là từ tiếng Hán nên có thể ghép với nhau. “Đọc” là từ tiếng Việt còn “giả” là từ tiếng Hàn nên không ghép với nhau, do đó hiểu “đọc giả” là người đọc hay bạn đọc thì đều không ổn.
Đặt câu với từ độc giả: Tôi là độc giả trung thành của báo Quân đội Nhân dân.
2. Vì sao có sự nhầm lẫn độc giả – đọc giả?
Nhiều người vẫn còn sử dụng nhầm hai từ độc giả – đọc giả. Nguyên nhân đầu tiên là do cách phát âm. Độc giả – đọc giả có cách đọc gần giống nhau nên thường bị lẫn lộn nếu không chú ý, lâu dần sẽ trở thành thói quen.
Bên cạnh đó, việc sử dụng sai độc giả – đọc giả còn có thể do trường nghĩa. Nhiều bạn muốn dùng với nghĩa bạn đọc nên đã sử dụng đọc giả mà không biết rằng độc giả mới là từ đúng.
3. Dùng từ thay thế từ đọc giả
Nếu các bạn muốn dùng từ ngữ có nghĩa tương đương mà không sử dụng độc giả thì có thể dùng các từ thuần Việt như bạn đọc, người đọc.
Ví dụ:
– Người đọc ngày nay quan tâm nhiều đến tính chính xác của nội dung bài viết.
– Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi Gocdoday!
4. Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt
Bên cạnh độc giả – đọc giả, tiếng Việt còn nhiều cặp từ dễ nhầm lẫn với nhau như:
– Giả thuyết – giả thiết => Cả hai từ đều đúng. Trong đó, “giả thuyết” được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng. “Giả thiết” lại được dùng trong toán học hay một định lý nào đó sau đó suy ra kết luận của định lý hay lời giải bài toán đó.
– Chín mùi – Chín muồi => Chín muồi là từ đúng.
– Tựu trung – tựu chung => Tựu trung
– Vô hình trung – vô hình chung => Vô hình trung
– Nhậm chức – Nhận chức => Nhậm chức
– Chẩn đoán – chuẩn đoán => Chẩn đoán
– Thăm quan – tham quan => Tham quan
– Sát nhập – sáp nhập => Sáp nhập
Trên đây, chuyên mục Học Tập đã giúp các bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi độc giả hay đọc giả. Độc giả mới là từ ngữ đúng chính tả, các bạn chú ý để sử dụng chính xác. Theo dõi Gocdoday để biết thêm nhiều điều thú vị khác nhé.
Bài viết liên quan: