Thành phần hóa học của xương là gì? Tính chất của xương
Thành phần hóa học của xương là gì các bạn đã biết chưa? Xương là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể người với nhiều loại xương khác nhau thực hiện những chức năng riêng biệt. Trong bài viết này, Gocdoday gửi đến bạn đọc thành phần hóa học của xương.
1. Thành phần hóa học của xương
Thành phần hóa học chính của xương gồm 2 phần chính là chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng) liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.
Thành phần hóa học của xương
Trong đó:
- Chất hữu cơ (Hay còn gọi là cốt giao): Chiếm 30% trọng lượng khô của xương. Cốt giao giúp cho xương có sự mềm dẻo
- Chất vô cơ (Hay còn gọi là chất khoáng): Chiếm 70% trọng lượng khô của xương, chủ yếu là canxi. Chất khoáng giúp cho xương có độ bền.
Với mỗi cá thể thì thành phần hóa học của xương sẽ có sự khác nhau. Chúng phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương dòn, dễ gãy.
2. Tính chất của xương
Thành phần hóa học của xương sẽ quyết định một phần tính chất của xương. Cụ thể:
Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể.
Và nhờ đó mà xương có các chức năng:
- Cơ học
Xương tạo ra một khung chắc chắn để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra, các cơ, gân và dây chằng kết nối với xương để giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Không có khung xương, cơ thể không thể di chuyển.
- Tổng hợp các chất dinh dưỡng
Xương tạo ra hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu lão hóa hoặc bị lỗi cũng được phá hủy bên trong tủy xương.
- Lưu trữ khoáng chất
Xương lưu trữ và dự trữ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Xương cũng đảm bảo một số yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn như insulin.
- Dự trữ chất béo
Các axit béo được lưu trữ bên trong các mô mỡ của tủy xương.
- Cân bằng nồng độ pH
Xương có thể giải phóng hoặc hấp thụ muối kiềm. Điều này giúp máu được giữ ở mức pH thích hợp.
- Hỗ trợ giải độc cho cơ thể
Xương có thể hấp thụ các loại kim loại năng và các yếu tố độc hại khác từ máu.
- Chức năng nội tiết
Xương tiết ra các hormone hoạt động trên thận và ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu và lắng đọng chất béo.
- Cân bằng canxi
Xương có thể tăng hoặc giảm lượng canxi trong máu bằng cách hình thành hoặc phá vỡ xương trong một quá trình gọi là tái hấp thu.
Trên đây, chuyên mục Học Tập đã giới thiệu đến bạn đọc thành phần hóa học của xương. Mong rằng các thông tin này sẽ có ích với bạn đọc. Theo dõi Gocdoday để biết thêm nhiều điều thú vị khác nhé.
>> Bài viết liên quan: