Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo

Lau dọn bàn thờ khi cúng ông công ông táo

Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo là một nghi thức không thể thiếu để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ. Khi lau dọn cần chú ý những điều gì để không bị “phạm”?

1. Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo?

Bàn thờ là nơi trang nghiêm, linh thiêng nên khi nào cũng phải đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng đặc biệt là trong dịp Tết. Con cháu sẽ cùng nhau tổng vệ sinh, lau chùi bàn thờ, giá nến, chén,… Việc lau dọn bàn thờ này nên diễn ra vào ngày nào? Trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo?

Ông Công, ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hằng năm cứ vào 23 tháng Chạp là Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời bẩm báo mọi chuyện trong nhân gian. Dân gian cho rằng, thời điểm các vị thần linh đi vắng nên đây thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo
Nên lau dọn bàn thờ khi các vị thần linh đi vắng

Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ. Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 23 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.

2. Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo

Ngày 23 Tết, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo về những việc tốt xấu trong năm của gia đình. Gia chủ cần chuẩn bị kỹ càng để cúng tiễn Táo quân.

2.1 Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo khi nào?

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Viện nghiên cứu bảo tồn Văn hóa và phát triển phương Đông), thông thường người dân sau khi cúng ông Công ông Táo mới rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ.

Theo đó, sau khi cúng tiễn (diễn ra trước 12h trưa 23 tháng Chạp), khi các vị thần đã bay về trời để báo cáo chuyện trong năm, các gia đình mới được phép bắt đầu việc lau dọn. Khoảng thời gian này được cho là thời điểm thích hợp nhất, khi việc xê dịch và lau chùi không ảnh hưởng đến thờ cúng.

2.2 Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Lau dọn bàn thờ khi cúng ông công ông táo
Lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo

Việc cúng ông Công, ông Táo cũng có thể được tiến hành sớm hơn từ ngày 17 tháng Chạp.

Nếu các gia đình làm lễ cúng đúng vào ngày 13/12 âm lịch thì sau đó nên để bàn thờ an yên. Chờ đến sáng 24 hoặc ngày 25, gia chủ mới nên thực hiện rút tỉa chân hương. Nghi thức rút tỉa chân hương cần thực hiện vào ban ngày, tránh xê dịch vào đêm tối.

3. Những điều cần tránh khi lau dọn bàn thờ cúng ông Công, ông Táo

Khi thực hiện việc lau dọn bàn thờ sau khi cúng tiễn ông Công, ông Táo, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

Theo dân gian, thực hiện nghi thức dọn dẹp bàn thờ ngày cuối năm cần tránh phạm vào điều kiêng kỵ, nếu phạm phải có thể khiến gia đình gặp trắc trở, năm mới khó khăn.

Người thực hiện việc lau dọn cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề (tránh mặc quần đùi, áo cộc, trang phục hớ hênh), kiêng ăn các món hôi tanh. Trước khi làm lễ, gia chủ nên thắp hương và khấn thành tâm để xin phép.

Theo các chuyên gia phong thủy, việc lau dọn bàn thờ nên được tiến hành từ cao đến thấp, chú ý không khiến bát hương hay các tượng thờ cúng bị dịch chuyển. Nếu trong quá trình lau dọn, có sự cố khiến bát hương bị xô lệch, gia chủ phải khấn sám hối và đưa về vị trí ban đầu.

Lưu ý, vật dụng lau chùi bàn thờ phải là khăn mềm sạch, nước sạch, chậu riêng và nước pha ngũ vị hương. Dùng khăn mềm và nước sạch để lau

Khi tiến hành rút tỉa chân hương, một tay tỉa nhẹ nhàng, tay còn lại giữ cố định bát hương để tránh làm xê dịch. Chân hương được rút từng ít một và đặt lên giấy hoặc khăn sạch. Lau bát hương, bài vị cần dùng khăn sạch và ẩm, pha ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ và lau nhẹ nhàng.

4. Cách lau dọn bàn thờ sau khi cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống dân gian, khi lau dọn bàn thờ, gia chủ thực hiện theo các bước:

Xin phép trước khi dọn

Theo quan niệm và cách làm của người xưa thì trước khi lau dọn bàn thờ sẽ chuẩn bị một đĩa trái cây đặt lên bàn thờ. Sau đó, đi tắm gội sạch sẽ ăn mặc chỉnh tề và thắp 1 nén nhang xin phép hôm nay được lau dọn bàn thờ.

Khi khấn vái thì xin thần linh, tổ tiên tạm lánh sang một bên để con cháu tiến hành lau dọn. Trong quá trình lau dọn cần hết sức cẩn thận, chú ý, tỉ mỉ không làm rơi vỡ đồ dùng trên bàn thờ.

Thứ tự lau dọn bàn thờ

Các nhà tâm linh học khuyên rằng chúng ta nên lau bàn thờ theo thứ tự từ trên cao xuống thấp. Khi lau thì dùng khăn mềm để lau tượng tránh bị tróc sơn hoặc bị xước. Đối với tượng làm bằng đồng thì không nên dùng rượu hoặc cồn để lau vì nó sẽ bị oxy hóa tượng và xỉn màu nhanh chóng.

Khi lau dọn hạn chế tối đa việc xê dịch bài vị hay bát hương vì sẽ làm đứt sợi dây liên kết, lòng thành không được chứng giám, mang lại xui xẻo cho gia chủ.

Lúc lau dọn nên dọn cả chân hương vì chân hương chỉ làm cho bàn thờ không gọn gàng. Sau khi đã lau dọn sạch sẽ thì tiến thành thay nước bình hoa và nước cúng. Nếu hoa đã héo thì cần thay luôn hoa mới và đặt tượng về vị trí ban đầu.

Sau khi hoàn tất tiến hành thắp 3 nén hương và mời thần linh quy tụ về.

Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã giúp bạn tìm hiểu cách thức lau dọn bàn thờ khi cúng ông Công, ông Táo cũng như những điều cần lưu ý khi lau dọn bàn thờ. Mong rằng bạn đọc của Gocdoday sẽ có một năm mới bình an, vạn sự như ý.

Bài viết liên quan: