Sắp lễ cúng ông Công, ông Táo. Mâm cúng ông Công, ông Táo
Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm những gì? Sắp lễ cúng ông Công, ông Táo như thế nào mới đúng? Đây chắc hẳn là điều nhiều người quan tâm trong những ngày gần cuối năm.
Nội dung bài viết
1. Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?
Cúng ông Công, ông Táo là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính của mình với vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
1.1 Chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo
Đồ cúng ông Công, ông Táo thường gồm:
- Mũ ông Táo 3 chiếc: Hai chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và một chiếc cho Táo bà không có phần cánh chuồn.
- Quần áo giấy cho Táo: Hai bộ cho nam, một bộ cho nữ.
- Hài Táo quân: Hai đôi hài nam, một đôi hài nữ.
- Trái cây tươi, cau trầu tươi, hương, nến, rượu nếp hoặc trà, giấy tiền, vàng mã.
- Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.
1.2 Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo
Theo dân gian, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo thường gồm:
- Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
- 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò
- 1 đĩa chả rán, thịt đông
- 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa trái cây
- 1 ấm trà sen, 3 chén rượu
Tùy từng vùng miền mà các gia đình có thể thêm các loại chè ngọt, bánh trái.
Ngoài ra, cá chép là lễ vật không thể thiếu đối trong lễ cúng ông Công ông Táo vì đây là phương tiện để ông Táo lên trời. Nhiều gia đình có thể dùng 3 “ông” cá chép sống hoặc thay cá chép sống bằng món xôi gấc tạo hình cá chép, cũng có thể dùng cá chép giấy đều được, tùy theo phong tục vùng miền và quan niệm của từng nhà.
Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.
2. Sắp lễ cúng ông Công, ông Táo
Ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình. Do đó, bát hương ông Công được đặt chung tại ban thờ tổ tiên. Mỗi năm, đến ngày ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại ban thờ tổ tiên. Mâm cúng ông Táo thường được đặt ở khu vực bếp của gia chủ.
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch, ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau. Do đó, khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại ban thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.
Ở miền Bắc, mọi người thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người miền Bắc quan niệm, sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Lễ vật cúng ông Táo ở miền Bắc thông thường gồm: vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo, xôi, chè… hoặc làm cả mâm cơm cúng đủ món: gà luộc, canh măng, thịt đông, hành muối…
Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là người miền Bắc thường cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau.
Nếu là cá chép sống, sau khi cúng xong người dân sẽ mang ra sông, suối phóng sinh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.
Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20h đến 23h ngày 23 tháng Chạp. Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc, một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”. Ở miền Nam, người dân không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ.
Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã. Thế nhưng, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, dâng cúng nhiều lễ vật khác.
Theo truyền thống, nhiều gia đình ở Huế còn dựng cây nêu trước sân nhà trong sáng 23 tháng Chạp. Chiều 30 Tết, người dân làm lễ rước ông Công ông Táo về nhà và sáng ngày mùng 1 Tết sẽ an vị ông Táo mới.
Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã giúp bạn tìm hiểu mâm cúng ông Công ông Táo; sắp lễ cúng ông Công, ông Táo. Mong rằng bạn đọc của Gocdoday sẽ có một năm mới bình an, vạn sự như ý.
Bài viết liên quan: