Cách bày mâm cúng tất niên. Các món nấu cúng tất niên
Cách bày mâm cúng tất niên. Các món nấu cúng tất niên. Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều đang bận rộn dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cúng tất niên để chào đón năm mới nhiều điều tốt đẹp. Vậy làm thế nào để có mâm cúng tất niên tươm tất, chỉn chu và “chuẩn” nhất? Cùng Gocdoday tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Các món nấu cúng tất niên
Việt Nam là nước đa dạng văn hóa, mỗi miền Bắc – Trung – Nam sẽ có những phong tục, nét truyền thống riêng. Điều này cũng được thể hiện trong các món cúng tất niên.
1.1 Các món nấu cúng tất niên miền Bắc
Mâm cỗ tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Các món nấu cúng tất niên của người miền Bắc bao gồm các món sau:
- Bánh chưng
- Dưa hành
- Giò nạc, giò thủ
- Hành cuốn
- Nem
- Rau nộm
- Măng ninh lưỡi lợn
- Mọc nước
- Cơm 3 bát
1.2 Các món cúng tất niên của miền Trung
Mâm cúng tất niên của người miền Trung thường gồm các món sau:
- Bánh chưng, bánh tét
- Dưa món củ kiệu
- Giò lụa
- Thịt đông
- Gỏi gà bóp rau răm
- Nem
- Măng ninh khô
- Canh miến
- Cá chiên hay ram
- Cơm 3 bát
1.3 Các món cúng tất niên của miền Nam
Người miền Nam lại có cách nấu cúng tất niên tương đối khác biệt:
- Bánh tét
- Dưa giá củ kiệu
- Thịt heo luộc
- Thịt kho tàu
- Gỏi cuốn
- Nem
- Gỏi tôm thịt
- Măng tươi ninh
- Khổ qua nhồi thịt
- Cơm 3 chén
Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…
2. Cách bày mâm cúng tất niên
Lễ cúng tất niên là dịp để gia chủ bày tỏ lòng thành của mình, tuy không nhất thiết phải theo bất kỳ khuôn mẫu cứng nhắc nào nhưng thông thường vẫn nên đảm bảo những điều cơ bản.
Theo truyền thống, mọi người thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, hay còn gọi là “tùy tiền mãi lễ”. Không nên quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ chứng giám.
Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ của mỗi gia đình là khác nhau nhưng phải luôn thật trang nghiêm, ấm cúng. Lễ vật cúng Tất niên cơ bản vẫn phải có đầy đủ hương và đèn bởi: Hương là tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ). Sau đó thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của mỗi gia đình và mỗi vùng miền mà có thêm những vật phụ khác như: Mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền, vàng mã cúng Tất niên, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn).
Gia chủ cần phải chú ý về cách bố trí bàn cúng Tất niên. Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính.
Sau đây là một số cách bày mâm cúng tất niên để mọi người tham khảo:
3. Nên cúng tất niên khi nào?
Tất niên là khoảng thời gian kết thúc năm cũ để chào đón một năm mới. Trước đây, lễ cúng Tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ báo hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dần, đây trở thành một lễ cúng truyền thống của người Việt để báo cáo chư vị Thần, Phật và ông bà tổ tiên những gì đã làm trong năm và cầu cho năm mới an yên, sung túc.
Thời điểm cúng tất niên của các vùng miền sẽ có sự khác nhau. Đa phần, lễ cúng Tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm cũ theo Âm lịch (30 hoặc 29 tháng Chạp). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt một lần có thể chọn vào ngày khác nhân dịp cuối năm đều được cả. Các gia đình có thể cúng Tất niên trước đó nhưng phải đảm bảo rằng lễ cúng phải được chu toàn và thành tâm.
Trước khi cúng Tất niên, các gia đình luôn phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên cẩn thận, sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất… Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ hoàn tất, gia chủ hãy bắt tay vào chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.
Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã gửi đến bạn đọc cách bày mâm cúng tất niên. Các món nấu cúng tất niên của 3 miền. Mong rằng bạn đọc của Gocdoday sẽ có một năm mới bình an, vạn sự như ý.
Bài viết liên quan: