Đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động 2023
Cuộc thi Tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động 2023 được phát động ngày 26/10/2023 tại Hà Nội nhằm hướng tới kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng CSCĐ (15/4/1974 – 15/4/2024). Cuộc thi đã thu hút hơn 50.000 thí sinh hiện đang công tác tại Bộ Tư lệnh CSCĐ, trung đoàn CSCĐ Công an các đơn vị, địa phương tham gia. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án cuộc thi này nhé!
* Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
1. Đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động 2023 tuần 2
Câu 1: Địa điểm giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự được quy định như thế nào?
A. Bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết.
B. Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân, biển chức danh, chức vụ, số điện thoại, nội quy tiếp dân.
C. Có hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2: Luật Cảnh sát cơ động quy định có bao nhiêu nội dung phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động?
A. 6 nội dung
B. 7 nội dung
C. 8 nội dung
D. 9 nội dung
Câu 3: Tại khoản 2 Điều 13 Luật Cảnh sát cơ động quy định “Trường hợp vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và …”, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trên?
A. Bộ Quốc phòng
B. Bộ Giao thông vận tải
C. Bộ Ngoại giao
D. Bộ Tài chính
Câu 4: Tại khoản 2 Điều 5 xây dựng Cảnh sát cơ động của Luật Cảnh sát cơ động quy định “…. có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh”, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trên?
A. Nhà nước
B. Chính phủ
C. Bộ Công an
D. Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam
Câu 5: Theo Luật Cảnh sát cơ động, đối tượng nào được bố trí nhà ở công vụ?
A. Lãnh đạo, chỉ huy Cảnh sát cơ động.
B. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động.
C. Sĩ quan Cảnh sát cơ động.
D. Công nhân viên hợp đồng.
Câu 6: Tư lệnh Cảnh sát cơ động có thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động công an cấp tỉnh trong trường hợp nào?
A. Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt.
B. Thực hiện nhiệm vụ theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể.
C. Thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách.
D. Tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.
Câu 7: Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 10/2023/TT-BCA là gì?
A. Quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
B. Quy định tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động và bố trí, sử dụng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động.
C. Quy định hoạt động tuần tra kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự của Cảnh sát cơ động.
D. Quy định phù hiệu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt, trang phục huấn luyện, trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động.
Câu 8: Tại khoản 2 Điều 12 của Luật Cảnh sát cơ động quy định “Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải … quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trên?
A. Chấp hành
B. Tuân thủ
C. Thực hiện
D. Làm theo
Câu 9: Luật Cảnh sát cơ động quy định Cảnh sát cơ động sử dụng biện pháp nào là chủ yếu để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội?
A. Biện pháp khoa học – kỹ thuật
B. Biện pháp vận động quần chúng
C. Biện pháp vũ trang
D. Biện pháp pháp luật
Câu 10: Tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc chế độ tuyển dụng thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nào?
A. Thông tư số 55/2019/TT-BCA ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an.
B. Thông tư số 94/2020/TT-BCA ngày 01/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an
C. Thông tư số 10/2023/TT-BCA ngày 28/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an.
D. Đáp án A và C.
Câu 11: Luật Cảnh sát cơ động quy định Cảnh sát cơ động được phép huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động, trong trường hợp nào?
A. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
B. Trong trường hợp không đủ phương tiện để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
C. Trong trường hợp không đủ người thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng đặc biệt.
D. Trong trường hợp không đủ người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội.
Câu 12: So với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 đã bổ sung thêm quyền hạn nào?
A. Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ.
B. Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 13: Luật Cảnh sát cơ động giải thích những từ ngữ nào?
A. Biện pháp vũ trang; vận chuyển hàng đặc biệt; bảo vệ mục tiêu.
B. Biện pháp vũ trang; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động.
C. Biện pháp công tác; biện pháp vũ trang.
D. Phương án của Cảnh sát cơ động; trường hợp cấp bách.
Câu 14: Theo Luật Cảnh sát cơ động, Cảnh sát cơ động được trang bị những gì?
A. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
B. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
C. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
D. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Câu 15: Vị trí của Cảnh sát cơ động được quy định tại Luật Cảnh sát cơ động như thế nào?
A. Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Cảnh sát cơ động là lực lượng Công an nhân dân.
C. Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
D. Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 16: Luật Cảnh sát cơ động được thông qua ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 21/6/2022
B. Ngày 21/7/2022
C. Ngày 14/7/2022
D. Ngày 14/6/2022
Câu 17: Điều kiện công dân được tuyển chọn vào Cảnh sát cơ động gồm những gì?
A. Có phẩm chất chính trị, đạo đức.
B. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, độ tuổi phù hợp.
C. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, độ tuổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
D. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, độ tuổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tự nguyện
Câu 18: Đâu là nguyên tắc của hoạt động tuần tra, kiểm soát quy định tại thông tư 54/2022/TT-BCA?
A. Tổ chức lực lượng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động thực hiện tuần tra, kiểm soát độc lập hoặc chủ trì, phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng trong trường hợp cần thiết.
B. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
C. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
D. Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Câu 19: Luật Cảnh sát cơ động được thông qua tại Quốc hội khóa XV với tỉ lệ số phiếu chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 91,16%
B. 92,16%
C. 93,16%
D. 94,16%
Câu 20: Tại khoản 3 Điều 13 Luật Cảnh sát cơ động quy định “Trường hợp vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật… và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”, điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trên?
A. Việt Nam
B. Quốc tế
C. Trong nước
D. Nước ngoài
2. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động năm 2023
2023 là năm đầu tiên Cuộc thi tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động được tổ chức với quy mô trong toàn lực lượng CSCĐ, với hơn 50.000 thí sinh hiện đang công tác tại Bộ Tư lệnh CSCĐ, trung đoàn CSCĐ Công an các đơn vị, địa phương. Nội dung thi sẽ tập trung vào các quy định của Luật CSCĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Sau 4 tuần thi, các thí sinh sẽ trải qua 130 câu hỏi trực tuyến, 20 bộ đề theo hình thức trực tuyến.
Vòng chung kết sẽ được diễn ra vào ngày 12/01/2024 với sự tham gia của 50 thí sinh xuất sắc nhất, và được tổ chức dưới hình thức trực tiếp, bao gồm 3 phần thi là khởi động, tăng tốc và về đích. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, hành động, khơi dậy niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên chiến sỹ trong toàn lực lượng CSCĐ.
Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Đáp án cuộc thi Tìm hiểu luật Cảnh sát cơ động 2023. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: