Đáp án Trắc nghiệm tập huấn môn Toán sách Chân trời sáng tạo
Chương trình tập huấn môn Toán sách Chân trời sáng tạo giúp các giáo viên nắm rõ nội dung cũng như định hướng giảng dạy. Cùng Gocdoday tham khảo Đáp án Trắc nghiệm tập huấn môn Toán sách Chân trời sáng tạo và hoàn thành thật tốt bài tập trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên nhé!
Nội dung bài viết
- 1. Mục tiêu chung trong chương trình môn Toán là
- 2. Mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng đã được cụ thể hóa ở cấp Trung học phổ thông như thế nào?
- 3. Một trong những yêu cầu cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề ở cấp tiểu học là
- 4. Các biểu hiện của năng lực tư duy và lập luận Toán học là
- 5. Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề toán học ở cấp trung học cơ sở là
- 6. Đóng góp của môn Toán trong việc hình thành, phát triển năng lực chung cho học sinh thông qua các cơ hội nào?
- 7. Các năng lực toán học bao gồm
- 8. Môn Toán góp phần hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua
- 9. Hình học phẳng trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6 là
- 10. Điểm mới then chốt trong nội dung của CT môn toán cấp Tiểu học là
- 11. Nội dung giáo dục nào sau đây xuất hiện trong chương trình mô toán lớp 2 năm 2018 nhưng không có trong chương trình hiện hành
- 12. Trong chương trình môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 nội dung giáo dục nào sau đây không được giới thiệu
- 13. Một số điểm mới then chốt ở cấp THPT trong CT môn Toán 2018 là
- 14. Định hướng chung trong dạy học phát triển năng lực toán học cho HS trong Chương trình môn Toán 2018 là
- 15. Tổ chức tiến trình hoạt động học tập trong mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực lực
- 16. Tiến trình dạy học khái niệm toán học theo hướng phát triển năng lực là
- 17. Phương pháp dạy học môn toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bàn nào?
- 18. Yêu cầu của phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
- 19. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục toán học là
- 20. Nội dung đánh giá kết quả giáo dục Toán học tập trung vào
1. Mục tiêu chung trong chương trình môn Toán là
A. Hình thành và phát triển các năng lực toán học; Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phủ hợp với môn học, cấp học
B. Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học; Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; Có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
C. Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; Có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn; Có định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
D. Hình thành và phát triển các năng lực toán học; Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phủ hợp với môn học, cấp học; Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu, có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học.
2. Mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng đã được cụ thể hóa ở cấp Trung học phổ thông như thế nào?
A. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất
B. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thông kê và xác suất.
C. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản thiết yếu về Đại số và một số yếu tố
giải tích; Hinh học và Đo lường; Thống kê và xác suất.
D. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số, Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
3. Một trong những yêu cầu cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề ở cấp tiểu học là
A. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết.
B. Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
C. Xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được
độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác.
D. Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.
4. Các biểu hiện của năng lực tư duy và lập luận Toán học là
A. Thực hiện được các thao tác tư duy, chỉ ra các chứng cứ lí lẽ và biết lập luận hợp lý, giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải quyết vấn đề về phương diện Toán học.
5. Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề toán học ở cấp trung học cơ sở là
A. Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi; Nêu được cách thức giải quyết vấn đề; Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.
B. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết; Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vẫn đề; Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa được.
C. Xác định được tình huống có vấn đề , thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin, chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề; Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề.
D. Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn để; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề; Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa được.
6. Đóng góp của môn Toán trong việc hình thành, phát triển năng lực chung cho học sinh thông qua các cơ hội nào?
A. Phối hợp hoạt động giáo dục toán học với các hoạt động trải nghiệm, phân hóa
B. Phối hợp hoạt động giáo dục toán học với các hoạt động trải nghiệm, cũng như phân hóa, phát triển các năng lực chung trong chương trinh môn Toán.
C. Phối hợp hoạt động giáo dục toán học với các hoạt động trải nghiệm, cũng như tích hợp, phát triển các năng lực chung trong chương trinh môn Toán
B. Phối hợp hoạt động trải nghiệm với các hoạt động phân hóa, tích hợp, phát triển các năng lực chung trong chương trình môn Toán.
7. Các năng lực toán học bao gồm
A. Tư duy và lập luận toán học; Giải quyết vấn đề toán học; Mô hình hỏa toán học; Giao tiếp toán học; Sử dụng phương tiện và công cụ học Toán.
B. Mô hình hóa; Giải quyết vấn đề toán học; Vận dụng toán học; Tư duy và lập luận toán
học; Giao tiếp toán học.
C. Giải quyết vấn đề toán học; Sử dụng phương tiện và công cụ học toán; Vận dụng toán học; Giải toán; Tư duy và lập luận toán học
D. Tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học; Giải quyết vấn đề toán học; Vận dụng: toán học; Giải toán.
8. Môn Toán góp phần hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua
A. Rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập hình thành cách tự học.
B. Nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học
C. Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dụng, ý tưởng toán học.
D. Việc giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề, biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.
9. Hình học phẳng trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6 là
A. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thằng, độ dài đoạn thẳng; Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc.
B. Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều; Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
C. Hình có trục đối xứng; Hình có tâm đối xứng; Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên.
D. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thằng, độ dài đoạn thằng; Tam giác đều, hình vuông lục giác đều.
10. Điểm mới then chốt trong nội dung của CT môn toán cấp Tiểu học là
A. Cấu trúc lại các mạch kiến thức, chú trọng rèn luyện kĩ năng tính nhẩm.
B. Giảm độ khó kĩ thuật tính viết, tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn.
C. Tăng cường yếu tố thống kê – xác suất.
D. Tăng cường tính toán nâng cao.
11. Nội dung giáo dục nào sau đây xuất hiện trong chương trình mô toán lớp 2 năm 2018 nhưng không có trong chương trình hiện hành
A. Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tổ thống kê – xác suất.
B. Nội dung bảng nhân 4, hoạt động thực hành trải nghiệm, một số yếu tố về thông kê.
C. Nội dung khối trụ và khối cầu, một số yếu tố về thống kê, hoạt đông thực hành trải nghiệm.
D. Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tố thống kê – xác suất, hoạt động thực hành trải nghiệm
12. Trong chương trình môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 nội dung giáo dục nào sau đây không được giới thiệu
A. Số học.
B. Yếu tố Thống kê.
C. Yếu tố Đại số.
D. Yếu tố Hình học.
13. Một số điểm mới then chốt ở cấp THPT trong CT môn Toán 2018 là
A. Giảm mức độ phức tạp trong dạy học giải phương trình, bất phương trình; Giảm nội dung phương pháp tọa độ trong việc dạy học hình học; Nhấn mạnh việc đọc, vẽ, tưởng tượng, tạo dựng trong việc dạy học hình học không gian. Đặc biệt có một chuyên đề giới thiệu về Hình học hoạ hình và vẽ kỹ thuật;
B. Tăng cường thêm các nội dụng về thống kê và xác suất gắn với ứng dụng trong đời sống thực tiễn; Coi trọng việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phân mềm dạy học; Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng Toán học vào thực tiên; Không đưa nội dung số phức vào chương trình
C. Các chuyên đề học tập ở mỗi lớp 10, 11, 12 có nội dung giáo dục dành cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức toán học.
D. Tăng cường nhiều nội dung kiến thức mở rộng mà chương trình hiện hành chưa có.
14. Định hướng chung trong dạy học phát triển năng lực toán học cho HS trong Chương trình môn Toán 2018 là
A. Năng lực được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm cá nhân.
B. Tăng cường tính ứng dụng, gắn kết giữa nội dung môn Toán với đời sống thực tế.
C. Việc rèn luyện phương pháp học tập có ý nghĩa quan trọng.
D. Tăng cường kĩ năng tính toán nâng cao
15. Tổ chức tiến trình hoạt động học tập trong mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực lực
A. Mỗi chủ đề được mô tả thành một chuỗi các học vấn cốt lõi, được sắp xếp phù hợp
với tiễn trình nhận thức của học sinh và logic toán học.
B. Mỗi hoạt động học tập được hình thành từ các thao tác.
C. Tổ chức cho HS thực hiện có kết quả từng hoạt động học tập dựa trên các thao tác.
D. Tổ chức dạy học theo nhóm.
16. Tiến trình dạy học khái niệm toán học theo hướng phát triển năng lực là
A. Trải nghiệm; hình thành khái niệm; củng cố; vận dụng
17. Phương pháp dạy học môn toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bàn nào?
Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, coi trọng tính logic của khoa học Toán học, sự trải nghiệm của học sinh.
18. Yêu cầu của phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
Lấy người học làm trung tâm; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo; chú ý dạy học phân hóa.
19. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục toán học là
Nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục học tập để hoàn thiện, góp phần điều chỉnh chương trình về các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
20. Nội dung đánh giá kết quả giáo dục Toán học tập trung vào
A. Đánh giá mức độ nhận thức về các nội dung đã được đề cập trong các chủ đề học tập; động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,… của học sinh.
B. Đánh giá các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện giải các bài tập Toán.
C. Đánh giá đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.
Trên đây, chuyên mục Cuộc Thi vừa gửi đến bạn đọc Đáp án Trắc nghiệm tập huấn môn Toán sách Chân trời sáng tạo. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: