Bị tiểu đường ăn gì thay cơm? Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Bị tiểu đường ăn gì thay cơm? Người bị tiểu đường nên ăn gì? Tiểu đường không còn là căn bệnh hiếm gặp hay chỉ gặp ở những người ở độ tuổi trung niên. Ngày nay, nhiều người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy những người đó nên ăn gì để ổn định lượng đường, không quá cao cũng không quá thấp? Cùng Gocdoday tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Bị tiểu đường ăn gì thay cơm?

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt hết các thực phẩm chứa tinh bột, chứa đường trong thực phẩm hằng ngày là tốt nhất. Nhưng thật ra như vậy sẽ khiến lượng đường huyết xuống quá thấp, không tốt cho cơ thể. Cách xử lý đúng là ổn định đường huyết ở trong ngưỡng cho phép. Để làm được điều đó thì bệnh nhân tiểu đường nên ăn các thực phẩm sau thay vì cơm trắng.

Thực phẩm cung cấp tinh bột

bị tiểu đường ăn gì thay cơm
Người bị tiểu đường có thể ăn bánh mỳ đen thay cơm

Tinh bốt sẽ cung cấp năng lượng để các bạn tích cực hoạt động trong ngày dài. Thay vào ăn quá nhiều cơm, khoai sắn, chúng ta nên ưu tiên chọn thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp tinh bột cho cơ thể, vừa không gây tăng đường huyết quá nhanh. Ví dụ: bánh mì đen, đậu nành hoặc yến mạch,…

Thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là nguyên nhân gây tình trạng béo phì, rối loạn đường huyết. Tuy nhiên, chỉ có chất béo bão hòa mới gây ra những hiện tượng kể trên.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bị tiểu đường vẫn nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Ví dụ như các thực phẩm: hạt óc chó, hạt lanh và các loại dầu đậu nành, dầu olive hoặc vừng,…

Thực phẩm cung cấp chất xơ

bị tiểu đường ăn gì thay cơm
Hãy bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ là dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn của người cao tuổi, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ có tác dụng: giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn, ngăn ngừa hiện tượng tăng đường huyết xảy ra. Bên cạnh đó, khi ăn nhiều rau xanh, người bị tiểu đường sẽ cảm thấy no lâu hơn, kiểm soát tình trạng lipid máu hiệu quả hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bệnh nhân bổ sung từ 150 – 200g rau xanh trong mỗi bữa ăn. Trong đó, rau củ nên được chế biến đơn giản bằng cách luộc hoặc hấp để giữ nguyên dinh dưỡng.

2. Thực đơn cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường nên xây dựng thực đơn lành mạnh, bổ sung các chất cần thiết và quan trọng là phải kiểm soát được lượng đường. Dưới đây là cách xây dựng thực đơn cho người bị tiểu đường để các bạn tham khảo:

Chia nhỏ bữa ăn

Chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, như vậy hiện tượng đường huyết tăng bất ngờ sẽ được kiểm soát phần nào. Đồng thời, chúng ta nên duy trì khẩu phần ăn vừa phải, tránh ăn no hoặc tăng khẩu phần ăn bất thường.

Đa dạng hóa các món ăn

Tiểu đường là căn bệnh sẽ gắn bó lâu dài với bệnh nhân, do đó chúng ta phải thay đổi các thực đơn để người bệnh không cảm thấy quá nhàm chán. Hãy để người bệnh muốn ăn thực đơn đó và không quá khổ sở với bữa ăn.

Theo đó, các bạn cần lưu ý, người bị tiểu đường kiêng ăn các thực phẩm sau:

Gạo trắng, thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo, các loại trái cây phơi khô, sấy khô; chuối, bánh mỳ, thực phẩm ngọt, sữa tươi/sữa chua có đường, mật ong, khoai tây,…

Không nên nghỉ ngơi ngay sau khi ăn

Các bạn nên vận động nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa phần nào.

Trên đây, chuyên mục Ăn gì vừa gửi đến bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi “Bị tiểu đường ăn gì thay cơm? Người bị tiểu đường nên ăn gì?”. Theo dõi Gocdoday để bỏ túi thêm những kiến thức bổ ích khác nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Ăn thô là gì? Ăn thô chữa lành có đúng không?