Thứ nhất lão mai thứ hai ngọc trản là gì?
Võ thuật giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trở thành bộ môn được nhiều người yêu thích bên cạnh thể thao. Võ cổ truyền Việt Nam thu hút bởi động tác linh hoạt, uyển chuyển, có nhu có cương và biến hóa đa dạng. “Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản” được lựa chọn đưa vào hệ thống các bài quyền luyện tập bắt buộc của tất cả các môn sinh các võ phái cổ truyền Việt Nam trên toàn quốc.
1. Thứ nhất lão mai thứ hai ngọc trản là gì?
“Thứ nhất Lão Mai, thứ hai Ngọc Trản” là câu nói quen thuộc của các bậc võ sư cao niên thuộc các môn phái võ cổ truyền Việt Nam.
Thứ nhất lão mai là gì?
Lão mai là tên gọi của Mai Hoa quyền – một bài quyền nổi tiếng trong hệ thống các bài quyền của võ cổ truyền Việt Nam. Để luyện Mai Hoa quyền, người tập cần phải có nền tảng võ học, một quá trình rèn luyện võ thuật nghiêm túc từ hàng chục năm trở lên. Bởi Mai Hoa quyền đòi hỏi các đòn thế kỹ thuật rất khó và điêu luyện. Người biểu diễn khi thi triển các đòn thế, tuyệt kỹ phải thể hiện được sự tinh túy, cái hồn của bài quyền. Thể hiện được cái đẹp, hình ảnh hoa mai nở rộ khoe sắc và tung bay trong gió xuân, nhẹ nhàng, mềm mại, thanh thoát nhưng vẫn chứa đựng sự dũng mãnh.
Ngọc trản quyền đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng tốt
Bài quyền Mai Hoa quyền 52 thức chính là bài quyền từng được Bác Hồ truyền dạy cho lực lượng cận vệ của Người trong thời gian sống và làm việc tại Chiến khu Việt Bắc.
Thứ hai ngọc trản là gì?
Ngọc trản là Ngọc trản quyền hay Ngọc trản ngân đài (chén ngọc trên đài bạc) là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Theo lưu truyền trong dân gian, bài quyền này nguyên khởi từ võ phái An Vinh của võ sư Hương Mục Ngạc. Trong quá trình tìm tư liệu để nghiên cứu về nguồn gốc và đặc trưng võ cổ truyền Bình Định, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bài thiệu quyền Ngọc trản trong gia phả họ Trương ở Phù Mỹ.
Ngọc trản quyền khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp kết hợp với sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Để thực hiện thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hoá thật linh hoạt, khi thì mặt chân bối (chân trụ) được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển, lúc thì di chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân bối sau, nên thấy vững mà không, không mà vững, lảo đảo ngả nghiêng như người say rượu. Hơn nữa chính thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay hoạt động đồng bộ, hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động táctấn công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ.
Đặc trưng bài quyền thể hiện uy lực của bài: tấn công công phu, toàn diện, chắc đòn, kết hợp nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Phòng thủ kín đáo với những thế né tránh, phản đòn lợi hại. Thân pháp nhẹ nhàng, linh hoạt khi di chuyển, và ra đòn vững chắc, mạnh mẽ khi đứng trụ. Bộ tay dữ dội, nhanh, chính xác, có lúc vờ như thủ để đánh lừa đối phương, hay dụ đối phương với thế vây hãm để tiêu diệt theo dạng “hư hư thực thực”.
2. Các môn phái võ cổ truyền Việt Nam
Bên cạnh Lão mai và Ngọc trản, võ cổ truyền Việt Nam còn nhiều môn phái khác nhau, mỗi môn phái lại mang một nét đặc trưng riêng.
Môn phái thứ nhất: Tổ Hà Thanh (miền Bắc)
Võ thuật Hà Thanh và các tỉnh lân cận phát triển qua các cuộc thi ”đấu võ”. Nơi đây hình thành nhiều môn phái võ thuật đa dạng như Thiên Môn Đạo, Thăng Long Võ Đạo, Nam Hồng Sơn, Nhất Nam Hỏa Quyền, Thanh Phong Võ Đạo, Việt Võ Đạo,…Các võ sư Trần Tiến, Trần Công, Trần Hưng Quang… là các những tên tuổi lừng danh như minh chứng sống động trong làng võ Hà Thanh.
Môn phái thứ hai: Tổ Bình Định (miền Trung)
Đoàn Bình Định gồm nhiều võ phái Bình Định và các vùng lân cận như: Roi Thuận Truyền, An Thái, An Vinh và các loại võ do gia đình hoặc các võ sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ thuật, Bình Định Sa Long Cường, Bình Định võ thuật, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định Gia, Tiên Long Quyền Đạo… Ngoài vùng đất Bình Định, các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đang cũng là cái nôi của nhiều môn Võ cổ truyền đặc sắc, như Tân khánh Bà trà tại Khánh Hòa, Tân Gia Quyền tại Quảng Ngãi.
Môn phái thứ ba: Tổ phương Nam (Nam Bộ)
Nhiều võ sư nổi tiếng ở miền Nam được so sánh với ”Tam Nhất”;”Tam Nguyệt” và ”Tử Tư”. Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thi đấu, giành chiến thắng trước các võ sư đến từ các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan. Nguồn gốc đa dạng của người Việt ở phương Nam đã tạo nên các hệ thống võ thuật phương Nam.
Môn phái thứ tư: Các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc
Sự giao lưu và ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đã tạo nên những võ đường do các võ sư người Hoa hoặc người Việt truyền dạy tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống hình thức đã ít nhiều được điều chỉnh để phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt Nam. Danh sách các môn phái có xuất xứ từ Trung Quốc tại Việt Nam chưa đầy đủ bao gồm: Bắc Ma Sơn, Lâm Sơn Động, Phất Gia Quyền, Không Động, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phất Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn…
Môn phái thứ năm: Võ Việt Kiều
Theo chân người Việt trên khắp thế giới, nhiều môn võ Việt Nam đã du nhập ra nước ngoài. Đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước Châu Âu, Châu Mỹ, Canada. Có 22 võ đường có gốc gác Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có tới 30.000 võ sinh đang theo học. Một số môn ở Pháp được gọi là ”cái nôi của võ Việt Nam ở nước ngoài” như võ Cửu Long, võ Đại Việt, Nam Hổ Quyền, Trung Hoa Phái…
Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp vừa giúp bạn đọc hiểu Thứ nhất lão mai thứ hai ngọc trản là gì. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin thú vị khác nhé!
Bài viết liên quan: