Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa?

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa?

Người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng có nhiều ngày lễ truyền thống để cúng các vị thần linh. Trong đó, ngày tết Đoan Ngọ (hay còn được biết đến với tên gọi tết sâu bọ) là dịp để người dân cầu xin thần linh cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh. Cùng Gocdoday tìm hiểu “Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa?” trong bài viết sau nhé!

1. Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng. Trong tiếng Trung Quốc, Đoan nghĩa là mở đầu, và Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Vì vậy, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Theo quan niệm của người Trung Quốc, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí, ngày này là ngày có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

2. Nên làm gì vào ngày tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa?
Ngày tết giệt sâu bọ, mọi người thường ăn hoa quả, nếp,…

Bên cạnh việc cúng vào giờ giữa trưa, trong ngày tết Đoan Ngọ, người dân cũng thường ăn hoa quả, rượu nếp. Sau khi súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, mọi người ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở nhiều nơi, các gia đình có thói quen ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen… để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.

3. Tết Đoan Ngọ 2023 nên cúng gì cho ông Địa?

Ông Địa hay còn được gọi là Thổ Công là vị thần thường được người dân thờ cúng trong nhà vì mong muốn đem lại cho gia đình nhiều tài lộc và may mắn, cuộc sống suôn sẻ. Theo truyền thống Việt Nam, trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, các gia đình làm ăn, kinh doanh ngoài mâm cúng dâng lên lễ gia tiên thường chuẩn bị lễ vật cúng Ông Địa để cầu mong làm ăn suôn sẻ, nhanh phát tài.

Hiện nay nhiều người thường tối giản các thủ tục, chỉ sắm mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên vào ngày tết Đoan Ngọ. Nhưng theo truyền thống ngày xưa, ông bà còn cần phải chuẩn bị cả cỗ cúng Ông Địa ngoài trời để cảm tạ trời đất. Bên cạnh đồ thờ cúng tâm linh, mọi người có thể chuẩn bị các đồ cúng sau cho ông Địa trong ngày tết Đoan Ngọ:

– Hương, hoa,

– Vàng mã

– Nước, rượu nếp,

– Các loại trái cây như vải, mận, nhãn…

– Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,…

– Xôi, chè

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa?
Tùy từng vùng miền mà mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau.

Tùy theo phong tục của từng miền, việc tết Đoan Ngọ cúng gì cho ông Địa cũng có sự thay đổi. Nhưng điểm chung cần có thường là hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

4. Cúng tết Đoan Ngọ giờ nào?

Đoan ngọ có nghĩa là vào đầu giờ ngọ, từ 11h trưa – 1h chiều trong đó giờ đẹp nhất để cúng tết Đoan Ngọ là 12h trưa. Vì theo quan niệm của dân gian, đây là thời điểm dương khí thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm.

Vào khoảng thời gian này, những người ở vùng nông thôn sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc để chữa các bệnh về đường ruột, ngoài da, cảm mạo hoặc dùng để nấu nước xông. Đối với vùng thành thị, người dân có tục lệ mua lá thuốc vào ngày diệt sâu bọ.

Nếu không thể cúng vào khung giờ giữa trưa, các bạn có thể cúng tết Đoan Ngọ vào lúc 7 – 9h sáng. Đây cũng là khung giờ hoàng đạo trong ngày, thích hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh.

Trong năm 2023, Tết Đoan ngọ mùng 5/5 âm lịch sẽ rơi vào ngày mùng 22/6 dương lịch.

Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã giúp bạn đọc tìm hiểu tết Đoan Ngọ nên cúng gì cho ông Địa. Mong rằng bạn đọc của Gocdoday sẽ có một cái tết Đoan Ngọ vui vẻ, quây quần bên gia đình cùng một năm khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Bài viết liên quan:

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Hướng Dẫn Download và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Cho Windows