Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

tại sao pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình

Việt Nam là một địa điểm quan trọng trong con đường bành trướng của Pháp. Vậy, tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? Cùng Gocdoday tìm hiểu các nguyên nhân về chính trị, địa lý,… trong bài viết này nhé!

1. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì: Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

Cụ thể:

  • Vị trí địa lý:

Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

  • Chính trị

Một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến việc Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược là khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các quốc gia khác.

tại sao pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình

Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

  • Một số lý do khác:

Bên cạnh đó, Pháp chọn Việt Nam cho chính sách xâm lược của mình còn có thể do các nguyên nhân sau:

Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu thôn tín được Việt Nam, Pháp sẽ đưa hàng hóa sang Việt Nam tiêu thụ.

Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

Để thực hiện chính sách của mình, Pháp đã:

  • Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
  • Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2. Chính sách xâm lược Việt Nam của Pháp

Pháp đã dâng cao luận điệu khai hóa văn minh để thực hiện các chính sách xâm lược của mình tại Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bóc mẽ sự thật đằng sau lớp mặt nạ văn minh giả dối: “đó chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa”.

Sau khi xâm chiếm Việt Nam, văn minh đâu chẳng thấy, những “nhà khai hóa” lại duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy.

Để duy trì ách thống trị của mình, thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau.

tại sao pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình

Trong lĩnh vực kinh tế, nhằm vơ vét tài nguyên, khoáng sản, làm giàu cho chính quốc, thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, đỉnh cao là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và lần thứ hai (1919 – 1929), làm khánh kiệt tài nguyên của đất nước. Đi kèm với đó, hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển,…) phục vụ cho việc khai thác thuộc địa được mở mang; một số công trình dân sinh phục vụ cho nhu cầu của giới thực dân được xây dựng, chứ không nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân bản xứ.

Đáng nói hơn là, nhằm nô dịch, đầu độc, bóc lột dân ta, chính quyền thuộc địa đã áp dụng chính sách độc quyền, khuyến khích tiêu thụ rượu, thuốc phiện.

Trên đây, chuyên mục Học Tập đã gửi đến bạn đọc lý do tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình. Theo dõi Gocdoday để biết thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: