Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất?

Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất? Từ lâu chúng ta đã nhận thức được một điều rằng “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Nhưng nguyên nhân thật sự là gì? Khám phá cùng Gocdoday nhé!

1. Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất?

Nói rừng là lá phổi xanh của trái đất vì khi quang hợp, cây xanh lấy khí CO2 và thải ra O2. Các bạn có biết hầu hết lượng O2 mà chúng ta đang hít thở hằng ngày được lấy từ cây xanh không?

Bên cạnh đó, rừng còn giúp con người lọc sạch không khí khỏi bụi. Vì mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó để ngăn cản những chất gây ô nhiễm.

Không chỉ vậy, rừng là lá phổi xanh của trái đất vì nó giúp làm giảm nhiệt độ không khí. Tán lá cây giúp che bớt nắng và điều hòa không khí. Điều này có thể kiểm chứng bằng việc các bạn đứng tại bóng râm của cây xanh. Bao giờ cũng im mát hơn là đi ngoài đường nắng mà không có gì che chắn. Nhờ vậy con người và các loài sinh vật khác có thể sinh sống dễ dàng hơn.

Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất?

Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất?

Điều này cũng giải thích cho việc tại sao đô thị cao tầng, nhiều bê tông, nhựa đường sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn những vùng nông thôn. Những ngôi nhà cao tầng, bê tông,… sẽ dễ dàng hấp thu nhiệt từ mặt trời. Ngược lại, nông thôn có nhiều cây xanh, không khí thoáng hơn nên sẽ được điều hòa mức nhiệt.

Chính vì vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của rừng trong cân bằng hệ sinh thái.

2. Vai trò của rừng

Ngoài là lá phổi xanh của trái đất, rừng còn có rất nhiều vai trò cần thiết khác, cụ thể: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2… Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

Chính vì vậy mà nhà nước ta rất quan tâm đến việc phủ xanh đất rừng. Mỗi người cũng cần ý thức, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng – lá phổi xanh của trái đất.

Trên đây, chuyên mục Học Tập đã giải thích cho bạn đọc Tại sao rừng là lá phổi xanh của trái đất. Mong rằng các bạn sẽ ngày càng yêu và bảo vệ cây xanh. Bởi bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

>>> Bài viết liên quan: