Queerbaiting là gì? Queerbaiting trong Kpop là gì?

Queerbaiting là gì? Queerbaiting trong Kpop là gì?

Queerbaiting là gì? Queerbaiting trong Kpop là gì? Tại sao queerbaiting lại lôi kéo được nhiều người xem? Thuật ngữ này liên quan đến cộng đồng LGBT và đang trở thành chủ đề được mọi người quan tâm trong thời gian gần đây. Cùng Gocdoday tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Queerbaiting là gì?

Queerbaiting là từ ngữ chỉ phương thức tiếp thị câu kéo người xem từ nội dung có liên quan đến LGBT. Cách tiếp cận này có thể bắt gặp trong các bộ phim truyền hình, sách truyện,… hiện nay. Họ có xu hướng mập mờ giữa những người cùng giới, không khẳng định giới tính của mình để người xem/ người đọc tự tưởng tượng, ngầm cho họ vào giới LGBT để lấy lòng bộ phận những người yêu thích cộng đồng này.

Queerbaiting đang nhận về nhiều lời chỉ trích vì được cho là củng cố, lan truyền các khuôn mẫu sáo rỗng, có hại.

Queerbaiting là gì? Queerbaiting trong Kpop là gì?
Queerbaiting đánh vào đối tượng là những người ủng hộ cộng đồng LGBT

2. Queerbaiting xuất hiện từ sớm với ý nghĩa khác

Từ những năm 1950, queerbaiting đã được sử dụng với ý nghĩa miêu tả hành vi mang tính kỳ thị đồng tính trong chính trị và pháp luật. Từ ngữ này khi ấy được dùng để nói về một chiến thuật, gồm dụ dỗ, tống tiền để tìm ra người có xu hướng tính dục khác với tiêu chuẩn lúc bấy giờ.

3. Queerbaiting trong K-Pop là gì?

Queerbaiting trong Kpop là một mánh lới trong chiến thuật tiếp thị sản phẩm trong ngành công nghiệp giải trí và âm nhạc để gợi ý về sự hiện diện của các nhân vật queer, nhưng không mô tả họ một cách rõ ràng. Đó cũng là một cách phục vụ khán giả LGBTQIA+ đồng thời không làm phật lòng những cá nhân bảo thủ hơn.

Mặc dù ban đầu điều đó được xem như là một bước tiến hướng đến sự đa dạng nhưng nó gần như chỉ quanh quẩn tại đó. Cho đến nay, các bộ phim và chương trình bao gồm Vũ trụ Điện ảnh Marvel, ‘Riverdale’, ‘Sherlock’ của đài BBC, và nhiều chương trình khác đã bị cáo buộc queer-baiting, bao gồm cả việc những nhân vật hành xử như một queer trong khi bản dạng giới của họ không phải là queer hay như việc tình dục hóa quá mức những nhân vật queer nhằm thỏa mãn nhu cầu đám đông hơn là cộng đồng khán giả LGBTQIA+.

Những cáo buộc này cũng xuất hiện trong K-pop, khi ngày càng có nhiều người lên tiếng về hiện tượng này trong những năm gần đây do sự phát triển toàn cầu hóa của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc.

Queerbaiting không được thể hiện rõ ràng vào thời điểm đó. Cho đến khi thế hệ thần tượng thứ hai mở đường bằng làn sóng Hàn lưu (Hallyu) và sự quan tâm của thị trường quốc tế đối với nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc tăng vọt, rõ ràng là có nhiều khía cạnh của K-pop rất được khán giả ưa thích, bao gồm ái vật hóa và Đông phương hóa, cùng với, tất nhiên, những phỏng đoán rất nhiều thần tượng có thể là queer.

Queerbaiting là gì? Queerbaiting trong Kpop là gì?

Những suy nghĩ này xuất phát với nhiều lý do, bao gồm những thành kiến về phụ nữ, văn hóa không bài thị với việc tiếp xúc thân mật (kể cả giữa nam giới) ở Châu Á, cùng với việc những công ty K-pop đặt thần tượng dưới quyền kiểm soát chặt chẽ tới mức họ sẽ không thể công khai, kể cả khi họ muốn.

Những nhận thức này càng được củng cố bởi thực tế rằng các thần tượng nam hoàn toàn thoải mái với vẻ ngoài “nữ tính” hơn, ít nhất là theo tiêu chuẩn của phương Tây về vẻ đẹp và sự “nam tính”. Không lâu sau đó, người hâm mộ bắt đầu “mối” các thần tượng cùng giới với nhau. Sau cùng, các công ty ghi nhận điều này và biến nó thành công cụ thu hút và làm hài lòng NHM nhiều hơn bằng cách tăng sự tiếp xúc da thịt giữa các thành viên.

Các thần tượng đột nhiên thực hiện nhiều hơn các hành vi gợi cảm như một phần của các buổi biểu diễn, và các chương trình thực tế được hưởng lợi nhiều nhất sau khi biết được sự thu hút của queer-baiting. Super Junior, trong số nhiều nhóm nhạc nam khác, cũng là những người tiên phong trong việc sử dụng drag như một hình thức gây hài trên các chương trình tạp kỹ.

Trong khi một số sự ghép đôi có vẻ tương đối vô hại, chẳng hạn như người hâm mộ chỉ đơn thuần say mê một số fanfic nhẹ nhàng, những người khác lại khiến mọi thứ trở nên khó chịu, vẽ ra những câu chuyện rằng những thần tượng này thực sự là queer và có mối quan hệ tình cảm với nhau. Và từ đó vấn đề “queer-baiting” được thể hiện trong K-pop: họ thu lợi từ tính tiếp cận thị trường của sự đại diện LGBTQIA+ trong khi không có sự tham gia của bất kỳ người đồng tính công khai nào trong những sản phẩm ấy, không công nhận những người đồng tính và phần lớn vẫn giữ quan điểm bảo thủ. Điều đó, về cơ bản, đóng vai trò như một lời nhắc nhở tồi tệ đối với cộng đồng người queer rằng sự tồn tại của họ chỉ phục vụ một mục đích: giải trí.

4. Lý do queerbaiting trở thành mồi câu của ngành giải trí

Từ năm 2010, netizen bắt đầu sử dụng thuật ngữ queerbaiting với ý nghĩa như hiện nay. Nhiều bộ phim sử dụng yếu tố đồng tính để câu kéo người xem. Những nhân vật này có thể ngầm xuất hiện, là các tuyến nhân vật phụ hoặc mối quan hệ giữa nhân vật chính với nhân vật phụ để tạo sự hứng thú của người xem. Họ không khẳng định một cách rõ ràng để tránh chỉ trích xã hội và lách luật. Tuy nhiên những hành vi mập mờ cũng đủ để người xem tạo ra một khoảng trời mộng mơ. Cũng nhờ đó mà tỉ suất người xem cao hơn, các diễn viên cũng được khán giả biết đến rộng rãi.

Nhiều người còn áp dụng cách tiếp cận queerbaiting này vào trong cuộc sống hằng ngày, cố tỏ ra, tung ra các ám hiệu ám chỉ mình có thiện cảm với những người cùng giới để xây dựng hình ảnh vừa mắt với công chúng.

Trên đây, chuyên mục Là Gì vừa giải đáp giúp bạn đọc thắc mắc queerbaiting là gì, queerbaiting trong Kpop là gì. Theo đó, đây cũng chỉ là mánh lới được các nghệ sĩ, nhà làm phim,… dùng để câu khách hàng của mình.

Bài viết liên quan: