Quả khu mấn là quả gì? Từ điển tiếng Nghệ siêu độc lạ
Quả khu mấn là quả gì? chắc hẳn là câu hỏi nhiều người được nghe nhất khi về chơi xứ Nghê – nơi có những từ ngữ siêu độc, siêu lạ. Vậy quả khu mấn là loại quả gì? Không chỉ riêng quả này, cùng Gocdoday khám phá từ điển tiếng Nghệ để lần sau không còn bị lừa nữa nhé!
1. Quả khu mấn là quả gì?
Quả khu mấn là “đặc sản” của người Nghệ An, mỗi lần có bạn ở xa đến chơi, mọi người lại đùa nhau “ê ăn quả khu mấn không”. Những người ngoại tỉnh không biết sẽ rất ngơ ngác vì loại quả có tên lạ kỳ thế này. Nhưng mà khu mấn không phải là một loại quả đâu, đừng ngây thơ mà mắc lừa nhé.
Quả khu mấn thực ra không phải là một loại trái cây mà chỉ thái độ của người nói, khi họ không thực sự thích cái gì đó. Ví dụ:
A: Ê mày ơi, tối nay đi cà phê với tao nha!
B: Khu mấn
Điều này có nghĩa B không hứng thú với việc đi cà phê cùng A. Ngày nay từ khu mấn này không còn ý nghĩa nặng nề rằng mình ghét điều đó, nhiều lúc các bạn trẻ vẫn lấy ra để nói đùa cùng nhau. Nhưng thông thường khu mấn có nghĩa là không thích, từ chối điều gì đó.
Nguồn gốc của quả khu mấn
Từ này bắt nguồn từ các bà, các cụ ngày xưa. Mấn ở đây có nghĩa là váy, khu là phần mông. Sau những giờ lao động hăng say, các bà, các mẹ sẽ ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện mà không chú ý phần mông mặc váy đen đã bị dính bẩn. Càng lâu thì lớp vải ấy càng quện đất, cát và trở nên bẩn hơn.
Khu mấn chính là chỉ phần mông bị bẩn, bị đen ấy. Thế nên nói mới mang lớp nghĩa “không tốt”, “không thích”.
2. Từ điển tiếng Nghệ độc lạ
Cùng Gocdoday khám phá những từ ngữ độc lạ Nghệ An nhé.
- nớ = ( nghĩa của nó cũng dùng
- giống kia hay kìa và thường đi kèm với tề ) vd: “ở đầu nớ tề = ở đằng kia kìa”
- và “nớ” còn có thể là:” ấy, đấy hoặc đó ”
- nớ = ấy, đấy, đó vd: “ anh nớ = anh ấy; khi nớ = lúc ấy, lúc đấy, lúc đó”
- hồi = thời ( hồi nớ = thời đấy )
- a ri nầy = thế này này
- nỏ = chả = chẳng = không VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ )
- dùng trong câu khẳng định
- Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko
- chẳng = chả = không
- Ci ( ki, kí ), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại=đóng cái cửa lại
- mần = làm “ mần chi = làm gì ”
- hấy = nhé = nha = nhá
- hè, hầy = nhỉ, nhở
- cò lẹ = có lẽ
- coi = xem
- vô = vào
- đít lác = đói tiền = hết tiền = ung thư ví = viêm màng túi
- quày = rẽ = quẹo
- lè = bắp chân
- bảo = biểu
- kêu = nói
- chộ = thấy “có chộ chi mô mồ = có thấy gì đâu nào”
- su = sâu
- ót = gáy
- tán tỉnh = cưa cẩm
- cu đỉn = su ót = kẹt xỉn = cứt sắt = ki bo = kiết lị = keo kiệt = bủn xỉn
- đấy = đái = tè “đi đấy = đi đái = đi tè”( động từ)
- tẹo, tí = xíu, lát
- ở đầu tê = ở đằng kia = ở đằng đẵng
- thúi = thối
- trợn mắt = trừng mắt
- nguýt = lườm = liếc
- mọi bựa = đợt rồi = hôm bữa
- mọi hồi = ngày trước = ngày xưa
- vả = tát = táng (động từ)
- truốt = xong = toi “VD: mần k0 đc thì coi như đời mi truốt luôn đó = làm k0 xong thì xem như đời mày toi luôn
- đó”
- bơ = bạt tai
- bộng = lỗ
- đè = nhằm, chọn “vd: răng cứ đè đúng ngày bựa ni mi mới chịu mần = sao cứ nhằm đúng ngày hôm nay mày
- mới chịu làm “
- tương = đánh VD: tương cho 1 fát bây giừ = đánh cho 1 fát bây giờ
- tẩn = đánh VD: tẩn cho 1 trận bây giừ = đánh cho 1 trận bây giờ
- nện = đánh
- vạng = phang
- khở, kháy = khượi, bóc
- Sinh gớm, đủ hại = kinh tởm ( vd: khiếp nhìn sinh gớm đi đươc hoặc khiếp nhìn đủ hại đi được = khiếp nhìn
- thấy gớm hoặc khiếp nhìn kinh tởm quá)
- cả bầy = cả lũ = cả đàn = cả loạt = cả đống
- bổ = ngã = té “vd: vấp bổ = vấp ngã
- xòe = ngã = té “vd: xòe xe = ngã xe = té xe
- con me = con bê ( con bò con)
- Rang = nướng = chiên
- Huề = hòa
- Cảy = sưng
- rầy = xấu hổ, ngại, ngượng,mắc cỡ
- sẹo = thẹo
- đại = fết = khá = bừa “ví dụ: fim ni cũng hay đại mi hầy = fim này cũng hay fết mày nhỉ = fim này cũng khá hay
- mày nhở” “thôi cứ mần đại đi không can chi mô = thôi cứ làm bừa đi chả sao cả đâu”
- mần vầy đi = làm bừa đi = làm đại đi
- ba hoa, ba láp = bốc phét = nói dối = nói xạo
- đèo = chở
- quán nét = hàng nét = tiệm nét
- ốt = quán – tiệm = cửa hàng
- nghìn = ngàn
- nấp = núp
- rình = rình mò
- trật = trượt – hụt
- giựt thột = giật mình = hết hồn
- to = lớn
- rèo = nài nỉ
- kiú = cứu “VD: kiú tui với = cứu tôi với”
- đậu pha = tào phớ = tàu hũ
- nhỏ = bé
- mọi hồi = ngày trước
- ẻ = ỉa
- lạc = đậu fộng
- véo, chít = nhéo
- xoa = thoa
- đành hanh = bắt bẻ = ăn hiếp
- chót = bét = cuối
- na = mang theo = đưa theo cùng
- nhọc = mệt
- đậu phụ = tàu hũ
- đậu pha = tào phớ = tàu
- riệu = rượu
- rờ rờ rận rận = vớ va vớ vẩn = linh ta linh tinh
- thu mua đồng nhôm = thu mua ve chai
- đệm = nệm
- trét = bôi
- Trửa = giữa
- Trọi hoặc xán bằng ném
- hu = thảy = tung
- bớp = chụp = hứng
- hu và bớp = tung và hứng = thảy và chụp
- trèo = leo
- bứt = bẻ = ngắt = hái
- ngoắc treo đồ quần áo = móc treo đồ quần áo
- nhủ = biểu “vd: ai nhủ mi ngu đi mần rứa = ai biểu mày ngu đi làm thế”
- cảy = sưng
- xán = ném ” xán viên đá = ném viên đá”
- rờ = sờ
- vọc = nghịch
- khi = lúc
- cả lũ = tất thảy = tất cả ” cả lũ bọn bây = tất thảy tụi mày = tất cả chúng mày”
- rệt = rượt = đuổi
- chộ mô rứa = chỗ nào đấy
- bẩy = bẫy
- xịch = xê dịch ít = di chuyển 1 đoạn ngắn “vd: xịch sang 1 bên, xịch xuống, xịch lên
- lạt = nhạt
- giúp = giùm = hộ
- bị troẹo cổ = bị ngáo cô
- tra = già “dạo ni nhìn mi tra rứa = dạo này trông mày già thế”
- ống xả = bô ” của xe máy”
- nhoi = nhìn trộm
- súp = bột canh
Trên đây, chuyên mục Là gì đã giúp bạn đọc biết được quả khu mấn là quả gì cùng các từ ngữ thú vị của Nghệ An. Mỗi vùng miền sẽ đều có tiếng địa phương riêng, những người ngoại tỉnh sẽ phải mất kha khá thời gian để tìm hiểu đấy. Theo dõi Gocdoday để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Bài viết liên quan: