Những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô có thể chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh. Giáo viên là người tiếp xúc trực tiếp với học sinh tại trường học, là người luôn lắng nghe những tâm tư, tình cảm và để ý các trạng thái của học sinh. Chính vì vậy, thầy cô có thể nhận biết các dấu hiệu mất an toàn đối với học sinh.
Nội dung bài viết
1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường không chỉ là câu chuyện diễn ra trên sách báo, TV mà nó có thể đang tồn tại, hiện hữu xung quanh chúng ta với nhiều biến tướng khác nhau. Không chỉ là những hành động đánh đập mà đôi khi còn là bạo lực lạnh bằng sự im lặng và cô lập đáng sợ.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
=> Bạo lực học đường có thể xâm phạm đến sức khỏe, tinh thần, tâm lý… của học sinh. Do vậy, chúng ta cần chung tay nỗ lực ngăn chặn và giải quyết vấn đề này thông qua các chiến lược giáo dục, chính sách an sinh xã hội, và các biện pháp hỗ trợ tâm lý.
2. Trường học an toàn là gì?
Trường học là môi trường để học sinh phát triển toàn diện về cả nhận thức lẫn cách ứng xử, hành vi. Trường học có an toàn thì học sinh mới yên tâm, có điều kiện phát triển.
Một trường học an toàn là trường học có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy và học trong tất cả các hoạt động (như thiên tai, bạo lực, vấn nạn xã hội,…), có các hoạt động quản lý và giáo dục về phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực để đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và những người đang làm việc trong trường học.
>>> Tìm hiểu thêm về trường học an toàn tại bài viết: Thế nào là trường học an toàn? Khái niệm trường học an toàn
3. Những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, dưới đây là một số dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh được thầy cô chia sẻ:
Dấu hiệu mất an toàn đối với học sinh
– Cơ sở vật chất nhà trường tồi tàn, không được nâng cấp. Mất an toàn cho học sinh.
Ví dụ: Dãy nhà xuống cấp, có thể sập bất cứ lúc nào. Lan can cầu thang bị lỏng, vỡ không được sửa chữa kịp thời…
– Bên cạnh đó, các thiết bị đảm bảo an toàn trường học cũng không được kiểm tra thường xuyên, thay mới, bổ sung đầy đủ. Ví dụ: Bình chữa cháy,…
– Ngoài cơ sở vật chất, sự bất cẩn không đáng có của người lớn, cụ thể là thầy cô, cha mẹ, bảo vệ, nhân viên nhà trường trong việc giám sát học sinh tuân thủ nội quy nhà trường, lớp học, pháp luật; hay để cho người lạ có cơ hội tiếp cận các em ngay chính trong trường học cũng tạo ra nhiều mối nguy hiểm rình rập học sinh mỗi ngày.
Dấu hiệu bạo lực học đường với học sinh
Thầy cô cần chú ý cẩn thận quan sát các biểu hiện ở học sinh bởi không phải lúc nào dấu hiệu bạo lực học đường đối với học sinh cũng diễn ra rõ ràng.
– Đầu tiên là dấu hiệu bất thường về tâm lý: Trẻ sẽ có các dấu hiệu bất ổn về tâm lý như ở trên lớp không muốn nghe giảng, trầm lặng, không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, nói dối cha mẹ, thầy cô, tỏ ra mệt mỏi, không có hứng thú với bất kỳ cái gì, chán nản… Dần dần có thể sẽ có những biểu hiện bất thường trầm trọng hơn như việc không muốn ăn uống, mất ngủ do gặp ác mộng, thì đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ học sinh có thể bị bạn bạo hành.
– Hai là, xuất hiện vết thương trên người: Cơ thể thường xuyên có những vết bầm tím, bị thương… trẻ luôn kêu mệt mỏi, đau đớn trong người. Chúng ta có thể để ý các vùng mặt, lưng, tay, chân của trẻ. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ nói là bị ngã xe và tất nhiên lý do đó chỉ có thể dùng 1 vài lần, không thể dùng mãi được. Vì vậy chúng ta nên thường xuyên quan sát các biểu hiện về mặt cơ thể của trẻ hay các vết thương có trên người trẻ. Quần áo của trẻ cũng thường xuyên sẽ có dấu hiệu xộc xệch, bị rách, bị bẩn do bị đánh đập, kéo quần áo.
– Ba là, liên tục hỏng, mất đồ: Đồ dùng học tập của trẻ thường xuyên bị mất bị hỏng không rõ nguyên nhân. Khi nói thì có thể trẻ nói để quên hoặc đánh rơi.
– Bốn là, xa lánh, tách biệt với bạn bè, gia đình: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, thích tách biệt với mọi người, không thích giao du, tiếp xúc với ai, không muốn tham gia các hoạt động chung của gia đình hay thậm chí nhắc đến bạn bè như trước, rất có thể là một “báo động đỏ” mà phụ huynh và giáo viên cần để tâm.
Trên đây, chuyên mục Tổng hợp đã gửi đến bạn đọc Những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh. Những dấu hiệu này dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên, do đó nó có thể tồn tại những điểm thiếu sót. Nếu có thêm dấu hiệu nào hãy chia sẻ với Gocdoday nhé! Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích!
Bài viết liên quan: