Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có tốt không?
Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có tốt không? Mọi người thường thử rất nhiều cách giảm cân khác nhau, trong đó có cách nhịn ăn gián đoạn. Cách thức này được thực hiện thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Cùng Gocdoday tìm hiểu trước khi áp dụng nhé.
Nội dung bài viết
1. Nhịn ăn gián đoạn là gì?
Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) là thuật ngữ mô tả chế độ ăn uống và nhịn ăn có chu kỳ. Phương pháp giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn hoàn toàn, đồng thời giới hạn nghiêm ngặt lượng calo dung nạp.
Ví dụ: Bạn ăn uống bình thường trong 6 giờ còn 18 giờ còn lại của ngày sẽ không ăn gì.
Có 2 hình thức nhịn ăn gián đoạn:
- Hạn chế thời gian ăn trong ngày (ăn từ 6-8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ còn lại)
- Nhịn ăn liên tục trong vòng 16 đến 24 giờ, hai lần một tuần.
2. Cách nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn 16:8

Nhịn ăn gián đoạn 16:8 hay còn gọi là nhịn ăn không liên tục 16:8. Đây là phương pháp giảm cân bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa calo trong 8 giờ/ngày và kiêng ăn trong 16 giờ còn lại.
Cách tốt nhất để thực hiện chế độ ăn kiêng 16:8, đó là chọn khoảng thời gian nhịn ăn 16 giờ bao gồm luôn phần thời gian bạn đi ngủ.
Các khung giờ tiêu thụ thức ăn trong 8 tiếng bao gồm:
- 9h đến 17h
- 10h đến 18h
- Từ trưa đến 20h
Các bạn có thể điều chỉnh khung giờ này để phù hợp hơn với lối sinh hoạt của mình.
Trong 8 tiếng được ăn uống thoải mái, các bạn có thể ăn những gì mình thích nhưng tránh các thực phẩm xấu, không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ quá nhiều dầu mỡ,…
Ăn – Dừng – Ăn
Đây là cách nhịn ăn trong 24 giờ, một hoặc hai lần một tuần. Ví dụ: Bạn sẽ nhịn ăn từ bữa tối ngày hôm nay cho đến bữa tối ngày hôm sau.
Phương pháp 5: 2
Phương pháp này có nghĩa là bạn chỉ tiêu thụ 500 calo, 600 calo vào hai ngày không liên tục trong tuần và ăn bình thường trong 5 ngày còn lại.
3. Nhịn ăn gián đoạn có tốt không?

Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ ở bên trong.
Nhịn ăn gián đoạn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh ở nữ
2 nghiên cứu của B. Meczekalski (Đại học Khoa học Y Poznan, Phần Lan) và cộng sự đã chỉ ra mối liên hệ giữa phụ nữ giảm cân và mất kinh do giảm tiết GnRH tại vùng dưới đồi. Sự giảm tiết này làm ảnh hưởng đến 2 hormone quan trọng, có vai trò kích thích và điều hoà noãn bào trong hệ sinh sản là LH và FSH. Khi sự điều hoà 2 hormone này bởi GnRH bị ảnh hưởng, phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh và một số vấn đề khác về sức khoẻ.
Nhịn ăn gián đoạn có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết, buồn nôn
Thời gian nhịn ăn dài có thể khiến mọi người cảm thấy chóng mặt, buồn nôn do bị hạ đường huyết. Do thiếu hụt chất nên nhiều lúc não bộ sẽ không hoạt động được như bình thường.
4. Lưu ý khi nhịn ăn gián đoạn
Các bạn phải ghi nhớ một điều rằng, nhịn ăn gián đoạn không dành cho tất cả mọi người.
Liz Weinandy, trưởng bộ phận chuyên khoa ăn uống ngoại trú thuộc khoa dinh dưỡng trường Đại học Ohio, Mỹ cho biết: “Vận động viên hoặc những người bận rộn sẽ gặp khó khăn để áp dụng phương pháp này vì thời gian trong ngày còn ảnh hưởng bởi thời điểm họ ăn uống và tập luyện”.
Mặt khác, những người đang mang thai hoặc có vấn đề về sức khỏe (ví dụ như ung thư) có thể sẽ không nạp đủ năng lượng cần thiết khi ăn uống theo chế độ “nhịn ăn gián đoạn”. Hay cả việc tham gia những bữa ăn với gia đình và bạn bè cũng sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, sẽ rất nguy hiểm khi những người có tiền sử rối loạn ăn uống sử dụng phương pháp nà.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú, những người có tiền sử bệnh về huyết áp,… cũng không nên áp dụng.
Trước khi thử áp dụng nhịn ăn gián đoạn, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ dựa vào thể trạng của bạn và đưa ra chế độ ăn hợp lý giúp bạn đạt được cân nặng mong muốn. Ngoài ra, nếu muốn thử “nhịn ăn gián đoạn”, bạn nên bắt đầu với chu kì ăn uống kéo dài 12 – 14 tiếng sau đó giảm dần, sao cho phù hợp với cơ thể. Nếu đường huyết của bạn tụt quá mức cho phép, bạn phải lập tức dừng lại.
Trên đây, chuyên mục Ăn gì vừa gửi đến bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi “Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có tốt không?”. Giảm cân là một việc tốt nhưng các bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe của mình để vừa đẹp dáng lại vừa có sức khỏe. Theo dõi Gocdoday để bỏ túi thêm những kiến thức bổ ích khác nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: