Mẫu bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

Học tập đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường là bài học quan trọng, xuyên suốt trong quá trình rèn luyện của các Đảng viên để phát triển bản thân. Cùng Gocdoday tham khảo Mẫu bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường trong bài viết này nhé!

1. Bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường – Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc

Câu 1: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

1. Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

– Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng của Người đã được nhấn mạnh tại Đại hội II của Đảng (1951): Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Người nhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

– Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu lên những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nói cách khác, tập trung giải quyết hai vấn đề trọng yếu: phục hồi và phát triển nội lực đất nước; đối ngoại linh hoạt tránh nguy cơ ngoại xâm, kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

– Trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đó, Người đặc biệt chú trọng việc nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (05/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ, khích lệ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước đây thực dân Pháp cai trị đã thực hiện chính sách ngu dân để dễ lừa dối, bóc lột dân ta, có tới 95% đồng bào ta không biết chữ. “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Nạn thất học, kém hiểu biết là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước và dân tộc. Người kêu gọi: “…Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phảibiết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Mẫu bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

– Bên cạnh việc nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nhiệm vụ quan trọng trong kiến thiết đất nước là bồi dưỡng nhân tài. “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.

– Xuyên suốt hai cuộc trường chinh kháng chiến chống lại các thế lực đế quốc thực dân Pháp và Mỹ, đường lối kiến thiết đất nước, từng bước hiện thực hóa vọng xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh luôn được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, phù hợp, sáng tạo và quyết liệt.

– Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, cũng là khát vọng tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

– Những tư tưởng, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Việt Nam hùng cường tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân tộc từng bước hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong 35 năm qua và trong những chặng đường tiếp theo. Kết quả, thành tựu đem lại “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

2. Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân

– Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớn lao: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

– Khi nước nhà độc lập, khát vọng ấm no, hạnh phúc của nhân dân trở thành động lực và mục tiêu hành động của toàn Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng của Người, hạnh phúc của người dân đơn giản là quyền sống, từ đó phát triển một dân tộc, một quốc gia hạnh phúc. Đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, bình đẳng, không có chế độ người bóc lột người, “một xã hội hoàn toàn mới mẻ, đầy tính nhân văn, “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng”.

– Trong quá trình xây dựng đất nước, Người rất coi trọng các chính sách kinh tế nhằm đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định Ðảng ta, Nhà nước ta từ nhân dân mà ra, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác lợi ích của nhân dân.

– Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng, “chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”. Trong Di chúc, Người dặn dò: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Mong muốn của Người là ai ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và được hưởng thành quả do cách mạng mang lại. Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

3. Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

– Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội văn minh, tiến bộ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

– Đất nước giành được độc lập, vấn đề kiến thiết, phát triển kinh tế – xã hội trở nên cấp thiết. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78 về việc thiết lập “Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết” của Chính phủ. Phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban ngày 10/01/1946, Hồ Chí Minh mong muốn mọi người “đem tài năng tri thức lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội”, “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”.

– Trong thư gửi các giới công thương Việt Nam, Người viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công-Thương trong công cuộc kiến thiết này”. Người nhấn mạnh, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Các nhà công nghiệp, thương nghiệp hãy cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân. – Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển nông nghiệp”, “Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”. Người khuyến khích: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”.

– Theo Người, “muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển công nghiệp nhưng đồng thời cũng phải phát triển nông nghiệp, vì hai ngành đó khăng khít với nhau… Nếu ngành công nghiệp phát triển mà ngành nông nghiệp không phát triển thì khập khễnh như người đi một chân”. Xuất phát từ điều kiện nước ta, sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng, Người chủ trương phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. “Nhân dân ta, đặc biệt là công nhân và nông dân ta, phải hăng hái thi đua yêu nước, thực hiện khẩu hiệu: làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. “Tự lực cánh sinh, tăng giasản xuất, thực hành tiết kiệm”. Có sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn xã hội, như vậy mới phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi.

4. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài

– Vấn đề nội lực dân tộc là một điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, ngay khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh nội lực của hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã được phát huy, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.

– Sau ngày nền độc lập ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự lúc giành quyền độc lập đến nay, xứ Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yên nội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh thủ ngoại giao được thắng lợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan”. Điều này đã nói lên tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng và Bác Hồ trong xây dựng và bảo vệ đất nước là phát huy tối đa các nguồn lực bên trong, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, có chính sách mở cửa, hỗ trợ phát triển nền kinh tế nhằm tạo nội lực dân tộc vững mạnh.

– Người tuyên bố: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”, “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình”.

– Quan điểm của Người trong việc mở cửa, hợp tác quốc tế không chỉ nhằm mục đích nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua đó thu hút ngoại lực, thu hút đầu tư, tạo ra những điều kiện phát huy tiềm năng của đất nước, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta, do vậy phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng, phát triển khả năng của ta, tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh.

– Ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ vấn đề này trong đường lối kháng chiến, đường lối kiến thiết đất nước.

Người chỉ rõ phải phát triển toàn diện kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tới phát triển dịch vụ, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, trước hết là các nước anh em, các nước xã hội chủ nghĩa. Suốt cuộc kháng chiến, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, song Người vẫn cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. “Cuộc kháng chiến lâu dài của chúng ta được thắng lợi là do nơi chúng ta động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động viên kinh tế một cách khôn khéo, thực lực của chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ”.

– Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ý chí tự lực, tự cường được khơi dậy mạnh mẽ trong toàn Đảng và nhân dân hai miền Nam – Bắc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thống nhất đất nước, bảo toàn nền độc độc lập, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời gian này, chúng ta tiếp tục nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ các nước anh em và bè bạn quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và Bác về coi trọng nội lực, khéo léo tranh thủ, tận dụng ngoại lực, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

5. Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác

Mẫu bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trên cơ sở nhận thức khoa học, đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, phù hợp với thực tiễn đất nước. Từ thực tiễn, hoàn cảnh nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội “không thể làm mau được mà phải làm dần dần”, “làm sao cho dân giàu nước mạnh”.

– Độc lập, sáng tạo trong tư duy, quan điểm, chủ trương và hành động là phong cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Việt Nam phải có cách làm, bước đi và biện pháp thích hợp. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác… ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

– Chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinhnghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.

Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng đặc biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Câu 2: “Khát vọng phát triển đất nước” là một trong những nội dung mới được đề cập và xuất hiện rất nhiều lần trong các nội dung văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nó chi phối những quan điểm chỉ đạo, tầm nhìn và định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng nêu ra.

Trong chủ đề Đại hội XIII của Đảng, khát vọng phát triển đất nước được thể hiện như một tuyên ngôn chính trị của Đảng ta: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN.

Trong các quan điểm chỉ đạo, tầm nhìn và định hướng phát triển: Khát vọng phát triển đất nước được thể hiện:

– Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, bất di, bất dịch; đó là con đường duy nhất đúng đắn để xây dựng và phát triển đất nước.

– Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

– Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

– Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất

– Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Trong mục tiêu tổng quátvà mục tiêu cụ thể: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 Đảng ta khẳng định:

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu…

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh mạng, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch

Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam

Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội.

Xây dụng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước…

Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn trong quá trình đi lên xây dựng CNXH ở nước ta.

Trong nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược thể hiện:

Tại nhiệm vụ trọng tâm thứ 4 báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng khẳng định:

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

Tại bước đột phá chiến lược thứ hai thể hiện: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Câu hỏi thu hoạch về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Nêu giải pháp của bản thân trong việc thực hiện chuyên đề toàn khóa năm 2021 học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí minh về ý chí tự lực tự cường và phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Chuyên đề học tập đạo đức Hồ Chí Minh 2021

Phần thứ nhất

TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC

1. Sự hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

– Vấn đề độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất phát điểm, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, được nuôi dưỡng bởi những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có sự tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Sinh thời trong cảnh nước nhà bị nô dịch, lầm than, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã sớm thức tỉnh, đau đáu nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Người chọn hướng đi sang các nước tư bản phương Tây tìm hiểu sự thật đằng sau khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, xem người ta làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình. Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đàu chuyến hành trình trên con tàu Amiral Latouche Tresville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Điều này sớm đã thể hiện tư tưởng, ý chí tự lực, tự cường và một khát vọng lớn, mang tầm nhìn thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

– Sinh sống và làm việc tại nhiều nước tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận thức và vạch rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản: ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, đứng lên đấu tranh giải phóng.

– Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Người giải đáp những vấn đề cơ bản về con đường giải phóng dân tộc mà Người tìm kiếm bấy lâu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tháng 12/1920, Người đã gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

– Sau khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước. Người đã mang đến một luồng gió mới về đấu tranh cách mạng đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, khơi dậy trong họ tinh thần đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước ta trong những năm 30 của thế kỷ XX, đưa tới sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam7, mở ra thời đại cách mạng rực rỡ dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những dấu ấn lịch sử mang tầm vóc vĩ đại.

Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chỉnh của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng hoàng”, “to đẹp” đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mảc-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mácxít ở Việt Nam, tạo ra những điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.

2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường

2.1. Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điếm độc lập trong quan hệ quốc tế

– Hầu hết các đảng cộng sản ở Châu Âu đều có quan điểm rằng, cách mạng ở các thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng ở các nước tư bản (chính quốc), cách mạng ở các nước thuộc địa không thể thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa thắng lợi. Nguyễn Ái Quốc không tán thành quan điểm đó. Người cho rằng, với ý chí, khát vọng đấu tranh mãnh liệt, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.

– Người cũng chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Người ví mối quan hệ đó như hai cánh của một con chim. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản thực dân giống con đỉa có hai vòi, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở các nước tư bản, vòi kia hút máu các dân tộc thuộc địa, Người khẳng định muốn tiêu diệt nó, phải cắt cả hai cái vòi, muốn vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.

– Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc luôn chú trọng đưa ra đề nghị Quốc tế Cộng sản đặt đúng vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa trong phong trào cách mạng vô sản thế giới, tích cực giúp đỡ cách mạng thuộc địa về lý luận và phương pháp đấu tranh, đào tạo cán bộ cho các dân tộc thuộc địa, cổ vũ và hướng dẫn phong trào cách mạng thuộc địa phát triển đúng hướng, có khả năng tự giải phóng mình.

– Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường chủ nghĩa Mác- Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”.

2.2. Ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

– Ý chí tự lực, tự cường trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã giúp Người thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính, bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên chống đế quốc, thực dân. Từ thực tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối… nó đã thúc giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản, làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa”.

– Theo Người, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người viết: “chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lẩy mình đã”.

– Ở một nước thuộc địa như Việt Nam, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trở thành vấn đề sống còn, ngọn cờ giải phóng dân tộc phải giương cao hơn hết thảy. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc được coi là nền tảng căn bản, có thể huy động, tập hợp được hết thảy các giai tầng xã hội đoàn kết trên một mặt trận, đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như bảo vệ vững chắc nền độc lập đó. “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”.

– Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, liên hiệp tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái, giành độc lập dân tộc, xây dựng hình thức Nhà nước cộng hòa, dân chủ “Chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng”. Nghị quyết Trung ương nêu rõ: “Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên, vì quyền lợi sinh tồn của dân tộc mà sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ”.

– Ngay sau khi trở về nước, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (1941). Ngoài những chủ trương lớn về giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng chủ yếu, Hội nghị còn chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc với các tổ chức, đoàn thể cứu quốc, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng, toàn nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.

– Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là minh chứng sống động nhất về sức mạnh dân tộc, mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc tế trong sáng là nhân tố quy tụ, thúc đẩy, hòa quyện, kết tinh mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, sức mạnh của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

2.3. Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng

– Điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mệnh, “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.

– Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Người soạn thảo. Cương lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩá đế quốc thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn, thực hiện mục tiêu chiến lược: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng dân tộc, trở thành nhân tố tiên quyết, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dẫn dắt, tập hợp và lãnh đạo nhân dân từng bước đấu tranh, chuẩn bị các điều kiện mọi mặt, đưa tới sự thành công của cách mạng.

– Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương 8, Người cùng Trung ương Đảng quyết định những vấn đề lớn của cách mạng như hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xử lý đúng đắn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc.

– Người chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang); căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giành được chính quyền.

– Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chỉ trong vòng 15 ngày Cách mạng tháng Tám (1945) diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước, đập tan chế độ thực dân thống trị nước ta hơn 80 nghìn năm, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, khai sinh nền dân chủ cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi này thể hiện việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa, khẳng định đường loi cách mạng đúng đắn của Đảng, tinh thần, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân tộc theo tư tưởng của Bác. Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục được phát triển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau, đưa tới thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước (1975- nay), đặc biệt trong 35 năm đổi mới (1986- nay).

2.4. Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân

– Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâu và bất cứ lúc nào quần chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làm được cách mạng, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập họp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quàn chúng thành sức mạnh cách mạng.

– Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất. Người nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”.

– Trong giai đoạn vận động giải phóng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh phải động viên lực lượng của toàn dân, có dân là có tất cả. Khi thời cơ cách mạng chín muồi (8/1945), Người đã gửi Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa trong cả nước. Người nêu rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Sức mạnh toàn dân được huy động và hiện diện to lớn, tạo nên thành công vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám.

– Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), trong hoàn cảnh thực dân Pháp rắp tâm xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thôi thúc nhân dân ta đứng lên đứng lên đấu tranh, quy tụ sức mạnh toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân, chống thực dân Pháp nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

– Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đương đầu với kẻ thù có sức mạnh số một thế giới về kinh tế và quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

– Vai trò và sức mạnh của nhân dãn luôn được Đảng ta trân trọng, phát huy cao độ trong công cuộc trường kỳ kháng chiến, cũng như trong trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước kể từ khi hòa bình lập lại đến nay, tạo nên những thành tựu vô cùng quan trọng trên các phương diện đời sống xã hội, đem lại những giá trị kinh tế- xã hội, những thay đổi lớn lao về diện mạo đất nước trong tiến trình thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ hằng mong ước.

2.5. Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc, “nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”, thể hiện rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy, khi dân tộc phải đương đàu với những kẻ thù có sức mạnh kinh tế – quân sự vào hàng cường quốc thế giới, chống lại âm mưu áp đặt chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

– Ngay sau khi nền độc lập ra đời, đất nước ta đã phải chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Nhờ phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, quyết tâm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chúng ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiến thắng của ý chí, khát vọng độc lập và khí phách Việt Nam.

– Lịch sử tiếp tục chứng kiến những thách thức cam go về ý chí và khát vọng độc lập dân tộc qua cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ. Trước một cuộc chiến tranh khốc liệt, trường kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao quyết tâm trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Người nói: “Phải giành thắng lợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấy năm, mấy tháng, mấy ngày, nhưng trong một thời gian càng ngắn càng tốt”.

– Khích lệ, thôi thúc ý chí đấu tranh đến ngày đất nước toàn thắng, thống nhất trong mỗi người dân, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”.

– Tin tưởng vào sự tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong bản Di chúc, Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”.

– Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một lần nữa khẳng định ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục được Đảng ta phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sau giải phóng đến nay.

3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

  • Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài

– Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng của Người đã được nhấn mạnh tại Đại hội II của Đảng (1951): xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Người nhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

– Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu lên những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nói cách khác, tập trung giải quyết hai vấn đề trọng yếu: phục hồi và phát triển nội lực đất nước; đối ngoại linh hoạt tránh nguy cơ ngoại xâm, kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

– Trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đó, Người đặc biệt chú trọng việc nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (05/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ, khích lệ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

– Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước đây thực dân Pháp cai trị đã thực hiện chính sách ngu dân để dễ lừa dối, bóc lột dân ta, có tới 95% đồng bào ta không biết chữ. “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Nạn thất học, kém hiểu biết là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước và dân tộc. Người kêu gọi: “…Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”28.

– Bên cạnh việc nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nhiệm vụ quan trọng trong kiến thiết đất nước là bồi dưỡng nhân tài. “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.

– Xuyên suốt hai cuộc trường chinh kháng chiến chống lại các thế lực đế quốc thực dân Pháp và Mỹ, đường lối kiến thiết đất nước, từng bước hiện thực hóa vọng xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh luôn được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, phù hợp, sáng tạo và quyết liệt.

– Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, cũng là khát vọng tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

– Những tư tưởng, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Việt Nam hùng cường tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân tộc từng bước hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, công cuộc đồi mới phát triển đất nước trong 35 năm qua và trong những chặng đường tiếp theo. Kết quả, thành tựu đem lại “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ẩn nổi bật”, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

  • Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân

– Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớn lao: độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

– Khi nước nhà độc lập, khát vọng ấm no, hạnh phúc của nhân dân trở thành động lực và mục tiêu hành động của toàn Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng của Người, hạnh phúc của người dân đơn giản là quyền sống, từ đó phát triển một dân tộc, một quốc gia hạnh phúc. Đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ, bình đẳng, không có chế độ người bóc lột người, “một xã hội hoàn toàn mới mẻ, đầy tính nhân văn, “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng”.

– Trong quá trình xây dựng đất nước, Người rất coi trọng các chính sách kinh tế nhằm đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định Đảng ta, Nhà nước ta từ nhân dân mà ra, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác lợi ích của nhân dân.

– Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng, “chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”. Trong Di chúc, Người dặn dò: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Mong muốn của Người là ai ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và được hưởng thành quả do cách mạng mang lại.

Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vĩ một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch vớỉ sự đồng lòng của Chính phủ và người dân

Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội văn minh, tiến bộ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

Trên đây, chuyên mục Cuộc Thi vừa gửi đến bạn đọc Mẫu bài thu hoạch học tập đạo đức Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều cuộc thi hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: