Lễ thất tịch nên làm gì, không nên làm gì?

Lễ thất tịch nên làm gì

Lễ thất tịch được nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm, hưởng ứng với nhiều hoạt động khác nhau. Lễ thất tịch nên làm gì, không nên làm gì để may mắn? Bắt nguồn từ Trung Hoa, lễ thất tịch được xem như ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông khi gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ. Cùng Gocdoday khám phá những điều nên, không nên làm trong ngày này nhé!

1. Ngày lễ thất tịch là gì?

Lễ thất tịch hay còn được biết đến với tên gọi Tết ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu, là ngày 7/7 âm lịch hàng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ.

Mỗi quốc gia sẽ có một sự tích khác nhau về ngày lễ này, tất cả đều có điểm chung là câu chuyện tình yêu cảm động của Ngưu Lang – Chức Nữ. Mỗi năm họ sẽ được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 âm lịch. Chính điều đó đã khiến ngày này thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Thất tịch 2023 là ngày nào?

Thất tịch 2023 rơi vào thứ 3, ngày 22/8/2023. Thời tiết ngày này thường mưa nhiều, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Theo truyền thuyết thì đó là nước mắt của vợ chồng nhà Ngâu.

2. Lễ thất tịch nên làm gì?

Có nhiều hoạt động được các bạn trẻ yêu thích vào ngày lễ thất tịch để cầu may bao gồm đi chùa, ăn chè đậu đỏ,… Mọi người mong muốn có được bình yên, tình yêu đẹp đẽ, thủy chung như câu chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ.

Đi chùa

Lễ thất tịch nên làm gì

Văn hóa tâm linh rất được người Việt coi trọng. Trong ngày thất tịch, mọi người có thể đi chùa cầu bình an hoặc cầu duyên. Tương truyền rằng nếu cả gia đình cùng nhau đi lễ chùa thì có thể cầu an yên, mang đến cảm giác thư thái trong lòng. Bên cạnh đó, những bạn trẻ còn độc thân cũng có thể đến chùa để cầu nhân duyên tốt đẹp.

Ăn chè đậu đỏ

Đây chắc hẳn là việc không thể thiếu với ngày thất tịch. Mọi người tin rằng nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày này thì sẽ có người yêu. Người Việt quan niệm màu đỏ là màu của may mắn, tượng trưng cho quyền lực, phú quý, sự tốt lành, vui vẻ, hạnh phúc. Đậu đỏ cũng có ý nghĩa tốt trong phong thủy, có tác dụng ngăn chặn các luồng khí xấu, xua đuổi tà ma, chiêu cầu tài lộc.

Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.

Lễ thất tịch nên làm gì

Còn với những người chưa yêu thì sẽ tìm được ý trung nhân cho mình. Ngoài ra, chè đậu đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, giải nhiệt tốt cho chị em phụ nữ nên rất được yêu thích.

Thả đèn lồng

Cùng người mình yêu thả đèn lồng là sự gửi gắm niềm tin về một tương lai hạnh phúc cùng nhau bởi đèn lồng đại diện cho những mong ước của các cặp đôi cho một tổ ấm lâu dài.

Làm việc thiện

Làm nhiều việc thiện giúp tăng thêm phúc phần cho mọi người, từ đó đời sống bình an, gặp nhiều may mắn.

Tặng quà

Những món quà bất ngờ có thể giúp mối quan hệ của các bạn trở nên vui vẻ, gắn kết hơn.

3. Lễ thất tịch không nên làm gì?

Bên cạnh các hoạt động bổ ích nêu trên, các hành động dưới đây thường kiêng kị trong lễ thất tịch:

Dạm hỏi, đám cưới

Cuộc hôn nhân đầy nước mắt dù yêu thương thắm thiết của Ngưu lang Chức nữ khiến ít ai dám tổ chức cưới, hỏi đúng ngày Thất tịch. Không ai muốn vợ chồng mình bị chia cắt quanh năm, để phải “rửa mặt bằng nước mắt” như ông Ngâu bà Ngâu.

Xây, sửa nhà

Với những người có gia đình, nhà nghĩa là tổ ấm. Nhiều người lo rằng việc khởi công xây nhà, sửa nhà trong ngày sẽ đem lại kết cục không hay cho mối tình hay cuộc hôn nhân. Về phương diện thực tế, xây sửa nhà trong thời gian này đúng là không tốt, vì thời tiết mưa ngâu rả rích cực kỳ bất lợi cho việc xây dựng.

Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã giúp bạn đọc tìm hiểu Lễ thất tịch nên làm gì, không nên làm gì? Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Bài viết liên quan: