Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học

Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học

Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học là điều cần thiết để nâng cao chất liệu, hiệu quả của quá trình dạy học. Không chỉ về mặt kiến thức, học sinh còn cần được dạy về kỹ năng sống, các khía cạnh về tâm hồn, đạo đức.

1. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học – Cảm thông chia sẻ

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn

– Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn

– Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

– Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.

II. Chuẩn bị

– Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.

– Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/2023 đến tháng 05/2024)

1.1 Mục tiêu hoạt động

– Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

– Phương pháp: thảo luận nhóm

– Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.

Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học

1.3 Đánh giá hoạt động

HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/2023 đến cuối tháng 12/2023)

2.1 Mục tiêu hoạt động: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung

+ Tham gia phong trào “Kế hoach nhỏ – Tiếp sức đến trường”.

+ Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.

* Phương pháp

– Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.

* Hình thức

– HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.

2.3 Đánh giá hoạt động

HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”

3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em” .

* Phương pháp: thực hành

* Hình thức:

– HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.

– GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.

3.3 Đánh giá hoạt động

HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

2. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – Yêu thương gia đình

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình như: quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, thương yêu, nhườngnhịn,…

Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình.

Thực hiện các việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình, thực hành có sự hỗ trợ của

II. Chuẩn bị

Giáo viên: phối hợp với PHHS, phối hợp đánh giá kết quả.

II. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Việc làm yêu thương1. Mục tiêu hoạt động

– Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình như: quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, thương yêu, nhường nhịn,…

2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

Nội dung: Những việc làm thể hiện yêu thương gia đình

Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

+ HS xem tranh hoặc video và thảo luận những việc làm nào thể hiện yêu thương gia đình.

3. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – Giữ gìn trường lớp xanh, sạch đẹp

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề giáo dục

– HS nhận biết được tầm quan trọng và những việc cần làm để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

– HS có thái độ tích cực và làm được những việc để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

– HS có hành vi và việc làm cụ thể, lâu dài để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” đồng thời biết tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

1.2. Mục đích, yêu cầu phối hợp với các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề giáo dục

– Mục đích phối hợp: Huy động được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng: giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, các lực lượng khác của nhà trường nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, rèn luyện học sinh hình thành được thói quen và hành vi giữ gìn vệ sinh trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

-Yêu cầu:

+ Giáo viên bộ môn: Phối hợp với GVCN quan sát, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường lớp hàng ngày.

+ Phụ huynh học sinh: Phối hợp với GVCN, nhà trường cùng quan tâm, nhắc nhở, giáo dục HS làm tốt việc thực hiện vệ sinh trường lớp thường xuyên.

+ Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong: Cử thành viên phối hợp cùng với GVCN rèn thói quen giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” và hướng dẫn HS thực hành, trải nghiệm thực tế.

+ Các lực lượng khác của nhà trường:

Cán bộ quản lý: Vận động các mạnh thường quân đóng góp tài lực, vật lực để mua cây xanh, sọt rác, thiết kế các biển báo, thông điệp, xây dựng mô hình trường học thân thiện, “Xanh – sạch – đẹp”, tạo cảnh quan môi trường tích cực cho HS.

Bảo vệ, y tế: Quan sát, kiểm tra những HS có hành vi chưa giữ vệ sinh chung, đề ra biện pháp nhắc nhở kịp thời, rèn luyện, hình thành cho HS thói quen tốt để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

2. Chuẩn bị

2.1. Nhà trường, giáo viên

– Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong: Cây xanh, dụng cụ dọn vệ sinh (sọt rác, chổi, thùng rác, khăn lau, nước,..)

– Bộ phận y tế: Nước khử khuẩn, dụng cụ y tế (khi cần thiết).

– Giáo viên:

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động, xin ý kiến góp ý của phụ huynh học sinh và trình BGH.

+ Liên hệ các bộ phận liên quan trong nhà trường như TPT, Bí thư chi đoàn, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ.

+ Lập danh mục các nội dung công việc cho từng nhóm đối tượng tham gia và xin ý kiến của các bên liên quan.

+ Dự kiến các phương tiện và kinh phí cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế.

+ Chủ trì các hoạt động trải nghiệm an toàn và đạt hiệu quả.

2.2. Các lực lượng phối hợp

– Giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, bảo vệ, phục vụ, y tế thống nhất kế hoạch phối hợp của GVCN và chuẩn bị các hoạt động hỗ trợ, phối hợp theo kế hoạch.

– Tổng phụ trách, đoàn thanh niên góp ý kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, phân chia khu vực dọn vệ sinh và hỗ trợ các nhóm học sinh thực hiện hoạt động dọn vệ sinh; tuyên truyền cho các em học sinh biết giữ vệ sinh trường lớp trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

4. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học – Quà tặng yêu thương

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Vân động cha me, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

II. Chuẩn bị

– Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS.

– Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

1. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Cho đi là niềm vui (Tháng 9/2023)

a. Mục tiêu hoạt động

Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

– Học sinh nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

– Thảo luận nhóm: Giáo viên cho học sinh xem video, tranh ảnh – Hoc sinh thảo luận và nêu được những viêc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.

– Lồng ghép vào Hoạt đông trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6 hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động

– Học sinh nêu được nêu được những viêc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.

Hoạt động 2: Kế hoạch nhỏ giúp bạn vượt khó (Tháng 10, 11/2023)

a. Mục tiêu hoạt động

– Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

– Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

– Các tổ thảo luận và xây dựng được kế hoạch nhỏ để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Mỗi tổ sẽ tiến hành thực hiện “Kế hoạch nhỏ”. Vào cuối học kì, sẽ tiến hành hội thu trên lớp.

– Lồng ghép vào môn Đạo đức, Hoạt đông trải nghiệm trong tiết sinh hoạt tập thể vào thứ Sáu hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động

– Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động 3: Quà tặng yêu thương (Tháng 01/2024)

a. Mục tiêu hoạt động

– Vân động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

– Học sinh vân động cha me, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

– Trao phần quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

– Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện, trao đổi với cha mẹ học sinh về kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp.

– Học sinh chia sẻ kế hoạch giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với cha mẹ, ông bà, người thân để vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.

– Giáo viên chuẩn bị những phần quà để trao cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán (tháng 01/2024).

* Lực lượng phối hợp

– Tổng phụ trách, cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, …

c. Đánh giá hoạt động

– Học sinh vận động được cha mẹ, ông bà, người thân cùng tham gia vào hoạt động “Quà tặng yêu thương”.

5. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học – Trao nhân ái, nhận yêu thương

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Thực hiện được những việc làm để chia sẻ với các bạn.

– Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ.

II. Chuẩn bị

– Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với chính quyền địa phương.

– Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

1. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Cho đi là còn mãi

a. Mục tiêu hoạt động

– Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS nêu được những việc làm thể hiện sự nhân đạo

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động:

+ Thảo luận nhóm, xử lý thông tin

+ HS trả lời được câu hỏi, các thông tin đưa ra.

– Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

Lồng ghép vào Hoạt động 1 bài Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo – Môn Đạo Đức lớp 4

c. Đánh giá hoạt động

HS nêu được các việc làm thể hiện lòng nhân đạo.

Hoạt động 2: Nuôi heo đất, giúp bạn vượt khó (Từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024)

a. Mục tiêu hoạt động

– Thực hiện được những việc làm để chia sẻ với các bạn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: Nuôi heo đất giúp bạn vượt khó

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

+ Phát động phong trào vào ngày thứ 2 dưới sân trường (đồng thời dán thông tin phong trào trên bảng tin Liên đội).

+ Mỗi lớp sẽ tiến hành nuôi heo đất trên lớp. Vào cuối học kỳ, sẽ tiến hành tổng kết phong trào nuôi heo đất.

+ Tổng phụ trách và Liên đội chuẩn bị và trao những phần quà đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn của trường (danh sách những bạn khó khăn do GVCN các lớp lập ra), có mời đại diện CMHS nhà trường tham dự, Hội đồng Đội, đại diện xã Đoàn tham dự.

– Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

+Nhà trường: tổng phụ trách chịu trách nhiệm phát động vào tiết chào cờ đầu tuần; GVCN thực hiện vận động các em tham gia, lập danh sách HS cần giúp đỡ; BGH trao quà cho HS.

+ HS vận động phụ huynh tham gia hỗ trợ phong trào nuôi heo đất, đồng thời sẽ tham dự phát quà cho HS của trường.

+ Hội đồng đội, xã Đoàn tham dự buổi trao quà cho HS.

c. Đánh giá hoạt động

Tổng kết bằng cách công khai số tiền, số lượng học sinh được nhận quà bằng văn bản (dán lên bảng tin Liên Đội) và tổng kết trong buổi chào cờ trước toàn thể HS của trường.

Hoạt động 3: Chia sẻ yêu thương (ngày 14/01/2024)

Nội dung: “Cây Mùa Xuân”

2.1. Mục tiêu hoạt động:

Giúp HS ý thức và biết hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động:

* Nội dung

+ Lập kế hoạch tổ chức “Cây Mùa Xuân” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường.

* Phương thức hoạt động

+ Phát động phong trào ủng hộ quà “Cây Mùa Xuân” giúp bạn vui Tết;

+ Phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho học sinh của trường vui ngày hội văn nghệ “Xuân yêu thương”.

* Lực lượng phối hợp

+ Ban giám hiệu nhà trường, chi đoàn, GVBM, GV Tổng phụ trách Đội

+ Ban Đại diện CMHS và mạnh thường quân.

2.3. Đánh giá hoạt động

– Trao các phần quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn

– Tổng kết số quà và kinh phí quyên góp được.

6. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học – An toàn giao thông

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Mục tiêu:

+ Nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn.

+ Ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
+ Thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

– Yêu cầu :

+ Hội phụ huynh học sinh cử đại diện tham gia hoạt động.

+ Giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH nhà trường phê duyệt và gửi các ban ngành cùng phối hợp thực hiện.

+ Đoàn thanh niên và công an tham gia hỗ trợ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luật giao thông và trải nghiệm thực tế tham gia giao thông.

II. Nội dung chi tiết của hoạt động

1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông.

a. Mục tiêu hoạt động

– Biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn.

– Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Học sinh biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

– Phương thức tổ chức:

* Giáo viên phổ biến Luật giao thông đến học sinh

+ Cho học sinh quan sát các biển báo giao thông để biết các loại biển báo giao thông.

+ Cho học sinh quan sát tranh các hành vi tham gia giao thông và yêu cầu học sinh nêu được những hành vi nào an toàn, hành vi nào chưa an toàn.

+ Học sinh nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

c. Đánh giá hoạt động

– 100 % học sinh hiểu được các hành vi nào đảm bảo an toàn và chưa đảm bảo an toàn; nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

2. Hoạt động 2: Tham gia thực hiện các hành vi an toàn giao thông.

2.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Tham gia trải nghiệm thực tế tham gia giao thông trên sân trường.

– Phương thức tổ chức:

* Đoàn thanh niên và công an hướng dẫn và tổ chức trải nghiệm tham gia giao thông an toàn đến học sinh trong Hoạt động trải nghiệm.

+ Học sinh tham gia thi “ Đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh”

+ Cho học sinh trải nghiệm những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.3 Đánh giá hoạt động

– 100 % học sinh trải nghiệm tham gia giao thông an toàn tốt.

3. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn

3.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

3.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

– Nội dung: Rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

– Phương thức tổ chức:

* Phụ huynh học sinh rèn luyện thêm kỹ năng tham gia giao thông an toàn

+ Tuyên truyền đến phụ huynh một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn qua buổi Họp phụ huynh, gửi nội dung tuyên truyền qua zalo lớp.

+ Phụ huynh nhắc học sinh tham gia đội mũ bảo hiểm và thực hiện những hành vi tham gia giao thông an toàn ( rèn luyện kỹ năng đi xe đạp an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,…)

3.3 Đánh giá hoạt động

Học sinh có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học

7. Thầy (cô) đã xây dựng và tổ chức phối hợp các lực lượng như thế nào để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường nơi công tác?

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng góp phần xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất của trẻ. Đây cũng là giai đoạn cơ sở hình thành sự phát triển nhân cách toàn diện của con người. Ở bậc học này, các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, các thầy cô vừa là người truyền dạy kiến thức, vừa là “kiến trúc sư tâm hồn” bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho trẻ.

Tuy nhiên, không thể coi nhà trường là nơi duy nhất diễn ra quá trình giáo dục cho học sinh, bởi quá trình giáo dục luôn ở mọi nơi, trẻ có thể học được điều hay lẽ phải, cũng có thể bị ảnh hưởng xấu từ môi trường sống xung quanh, nhất là từ môi trường giáo dục gia đình, nơi sinh sống. Do đó, để giáo dục, bồi dưỡng học sinh hoàn thiện cả trí và đức, rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” cũng đã cho thấy việc giáo dục ra một cá nhân có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức là việc làm không đơn giản; không những phải làm tốt công tác giáo dục trong nhà trường mà còn phải kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để làm tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục học sinh.

Luật giáo dục 2019 đã quy định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học”. Điều đó cho thấy, ba nhân tố nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò nhất định trong hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Gia đình là thành tố quan trọng, là nền tảng hình thành nhân cách cho học sinh từ những năm tháng đầu đời. Nhà trường là môi trường giáo dục chính quy không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội. Xã hội là môi trường thực tế rộng lớn giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng sống, chi phối phần lớn hành động, suy nghĩ của học sinh, do đó nếu được sống trong môi trường xã hội tốt, tích cực, học sinh sẽ học được nhiều điều hay lẽ phải. Có thể thấy sự phối hợp của ba nhân tố trên giống như chiếc kiềng ba chân, không thể thiếu bất cứ chân nào trong quá trình “trồng người”.

Với vai trò là người giáo viên, tôi xin chia sẻ một số giải pháp tổ chức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống nào cho học sinh như sau:

1. Tăng cường quán triệ đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của Đảng, Nhà nước: Hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về đạo đức cho học sinh để đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ đó tuyên truyền, quán triệt các văn kiện của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh tới các em học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên nhà trường.

2. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả, nhà trường cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công giao nhiệm vụ tới chi bộ Đảng, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, phụ huynh, chính quyền địa phương và học sinh để thực hiện.

3. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.

Nhà trường chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng chỉ đạo các phòng, ban ngoài việc quản lý chất lượng văn hóa, còn phải quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thoogn qua bộ môn đặc biệt là giáo dục công dân và các môn học khác. Hoạt động chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua của đoàn, đội… được tiến hành thường xuyên. Thông qua các buổi sinh hoạt trên rút kinh nghiệm những mặt đã làm được, những mặt tồn tại để đề ra biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ cho tuần tiếp theo.

4. Đa dạng hóa hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục đích là giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, có năng lực, tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

5. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh: Đây là việc biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục để học sinh tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. Nhà trường thường xuyên theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo cán bộ lớp, giúp đỡ khi các em khó khăn, kiểm tra nhắc nhở các em kịp thời. GVCN xây dựng kế hoạch, tiêu chí thi đua, giao các tổ theo dõi kiểm tra nhắc nhở để sinh hoạt cuối tuần biểu dương, phê bình trước lớp hoặc trước trường. GVCN bám lớp trong mọi hoạt động, không buông lỏng để các em phát huy tính tự do vô kỷ luật. Nhà trường thường xuyên hướng dẫn các em phương pháp tự học, tự phân bổ thời gian học tập khoa học.

6. Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường: nhà trường phảu xây dựng được môi trường học tập an toàn, thân thiện, thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình. Cán bộ giáo viên nhà trường luôn đề cao nhân cách toàn diện của mình bằng cách nắm vững kiến thức, có phẩm chất đạo đức và có phương pháp giảng dạy hiệu quả.

7. Chủ động tìm hiểu gia cảnh học sinh chưa tiến bộ: Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục đối với mỗi học sinh. Về phía nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua các môn học chính khóa và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc GVCN tìm hiểu hoàn cảnh học sinh là cách thức hiệu quả giúp đỡ các em, nhất là học sinh chưa ngoan.

8. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công an địa phương: Nhà trường tham mưu kịp thời với chính quyền địa phương cũng như cấp trên có luên quan trong việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì thế khi phát hiện hiện tượng học sinh tụ tập chơi các trò chơi không lành mạnh ở các điểm vi phạm, ban giám hiệu sẽ báo cáo chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, nhằm tìm ra giải pháp giúp đỡ nhà trường giáo dục học sinh.

Nhà trường và cơ quan công an xây dựng quy chế phối hợp nhằm tuyên truyền về ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội… giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

8. Đánh giá hiệu quả của các kênh thông tin để phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học

Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo học sinh, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội. Trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Sự phối hợp của 3 thành tố nhà trường – gia đình – xã hội có thể thông qua các kênh thông tin như: phần mềm kết nối (sổ liên lạc điện tử), họp mặt trực tiếp, tuyên truyền qua website, kết nối bằng mạng xã hội (facebook, zalo), thư điện tử, hội thảo, tọa đảm… Mỗi kênh thông tin lại có ưu nhược điểm khác nhau.

Tham khảo thêm bài viết: Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

– Sổ liên lạc điện tử:

+ Ưu điểm: phụ huynh nắm bắt nhanh chóng tình hình học tập của con em mình thông qua điểm số và lời nhận xét của giáo viên.

+ Nhược điểm: Phụ huynh tiếp nhận thông tin thụ động, không có sự giao tiếp với giáo viên, nhà trường.

– Họp mặt trực tiếp:

+ Ưu điểm: Phụ huynh, nhà trường có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trong việc phối hợp giáo dục học sinh.

+ Nhược điểm: Thời gian có hạn, việc họp bàn đôi khi không đưa đến thống nhất chung, không có sự tham gia của các tổ chức xã hội.

– Kết nối bằng mạng xã hội:

+ Ưu điểm: tạo mối liên hệ mật thiết giữa GVCN và phụ huynh, cùng nhau phối hợp trong giáo dục học sinh.

+ Nhược điểm: thực tế hiện nay nhóm chat zalo giữa GV và phụ huynh chỉ để GV thông báo kết quả học tập và công việc chung của lớp đến phụ huynh; thiếu sự bàn luận, phối hợp trong bồi dưỡng đạo đức học sinh.

Trên đây, chuyên mục Học Tập đã gửi đến quý thầy cô kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu Học. Theo dõi Gocdoday để biết thêm nhiều điều thú vị khác nhé.

Bài viết liên quan: