Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ

Rằm tháng 7, hay còn gọi là Lễ Vu Lan, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Để chuẩn bị cho ngày lễ này, một mâm cúng rằm tháng 7 đầy đủ và chu đáo là điều không thể thiếu. Tùy phong tục của từng địa phương mà mâm cúng có thể gồm các món chay hoặc món mặn. Cùng Gocdoday chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thể hiện tấm lòng biết ơn đến những người đã khuất nhé!

1. Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày nào?

Rằm tháng 7 hay còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như lễ Vu Lan, ngày Xá tội vong nhân, tháng cô hồn, mùa Báo hiếu, Tết Trung nguyên. Đây là ngày lễ lớn trong Phật giáo với ý nghĩa tôn kính và tri ân công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ. Đây còn là ngày Xá tội vong nhân với lễ cúng trang trọng, thiêng liêng.

Rằm tháng 7 được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Rằm tháng 7 năm 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch.

2. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7

Trong văn hóa người Việt, rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng. Vì vậy, mâm cúng rằm tháng 7 thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo với các món ăn khác nhau phù hợp với từng loại mâm cúng cụ thể.

Mâm cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng Phật

Mâm cúng Phật rằm tháng 7 là mâm cỗ chay, gồm nhiều món ăn khác nhau tùy theo điều kiện gia đình hoặc phong tục địa phương. Trong đó, mâm cúng có thể gồm một số món ăn sau:

– Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen

– Giò, chả chay

– Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm

– Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen

– Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay

– Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm

– Nước sạch và nhang/ hương.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ
Mâm cúng dâng Phật rằm tháng 7 gồm các món chay. Mọi người có thể chủ động thay đổi thực đơn để phù hợp với gia đình mình

Mâm cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà đã khuất.

Dưới đây là một số món ăn gợi ý cho mâm cúng gia tiên rằm tháng 7: xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Mâm cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng chúng sinh

Mâm cúng chúng sinh hay còn gọi là mâm cúng cô hồn, là một hình thức thể hiện lòng từ bi dành cho các vong linh, linh hồn lang thang không nơi nương tựa.

Mâm cúng cô hồn thường là các món chay, bao gồm:

– Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)

– Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ)

– Hoa quả (chuẩn bị 5 loại quả)

– Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau

– Các loại bỏng ngô, bánh kẹo

– Tiền vàng

– Nước

– 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ
Mâm cúng chúng sinh hay còn gọi là mâm cún cô hồn để thể hiện lòng nhân ái với những vong linh đang lang thang.

3. Cúng rằm tháng 7 vào thời gian nào thì tốt?

Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch. Dưới đây là một số ngày đẹp trong tháng 7 âm lịch năm 2024 phù hợp cho việc cúng rằm tháng 7:

– Ngày 13/7 âm lịch (tức ngày 13/8 dương lịch): Ngày Đường Phong, tốt cho xuất hành, cầu tài, mọi điều như ý, quý nhân phù trợ.

– Ngày 14/7 âm lịch (tức ngày 16/8 dương lịch): Ngày Thiên Đức, ngày tốt cho cầu tài, cầu phúc, cầu lộc, cầu danh.

– Ngày 15/7 âm lịch (tức ngày 16/8 dương lịch): Ngày Rằm tháng 7, ngày tốt để cúng bái, cầu siêu cho vong linh.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 nổi bật với con gà trống cỗ vàng ươm được uốn dáng chuẩn chỉnh.

4. Sự khác biệt trong mâm cúng rằm tháng 7 ba miền Bắc, Trung, Nam

Tùy vào thói quen, phong tục của từng vùng, mỗi miền sẽ có cách chuẩn bị rằm tháng 7 khác nhau. Ý nghĩa và các hoạt động chủ đạo về cơ bản là tương tự nhưng mâm cúng lại tồn tại một số điểm khác biệt:

– Ở miền Bắc, hai loại chè truyền thống là chè con ong và chè cốm. Chè con ong có vị ngọt của đường cùng mùi thơm, hơi cay của gừng, mang ý nghĩa xua đi âm khí, đem lại những điều may mắn. Chè cốm là đặc trưng của Hà Nội khi vào thu nên vào tháng 7 âm, người miền Bắc thường cúng loại chè này dâng lên ông bà, tổ tiên, như dịp để hồi ức lại những gì đẹp đẽ trong quá khứ.

– Ở miền Trung, một loại chè nổi tiếng là chè long nhãn hạt sen. Đây là món ăn trong cung đình xưa nên đến nay, người miền Trung hay cúng ông bà tổ tiên Rằm tháng 7 bằng loại chè này. Ngoài ra, người miền Trung cũng hay cúng các loại chè khác như chè đậu xanh, chè đậu đen.

– Ở miền Nam, món chè đặc trưng là chè trôi nước. Chè trôi nước có chút ngọt ngào của đường, ấm nồng của gừng, tất cả hòa quyện vào tượng trưng cho tình cảm của gia đình. Chè trôi nước có lớp vỏ mềm dai, nhân đậu xanh bùi béo, thơm ngon.

5. Một số lưu ý khi làm mâm cúng rằm tháng 7

– Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa.

– Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

– Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.

Trên đây, chuyên mục Lễ Tết đã hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ. Mâm cúng được chuẩn bị với sự thành tâm và có thể thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế cũng như thói quen vùng miền. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan:

– Hoa cúng cắm số chẵn hay lẻ? Cách chọn số hoa cúng theo năm sinh

– Cúng tết Hàn thực. Văn khấn tết Hàn thực

– Bài cúng vía Thần Tài năm 2024 hút lộc