Gió đông là gì của lúa chiêm?
Kho tàng tiếng Việt có sức hút mạnh mẽ từ những câu ca dao, tục ngữ phong phú, muôn màu muôn vẻ. Từ ngữ đều được lấy cảm hứng từ dân gian, những điều gần gũi với người dân, chỉ như vậy thôi đã khiến biết bao người tò mò. Nhiều người thắc mắc gió đông là gì của lúa chiêm. Cùng Gocdoday đi tìm lời giải trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Gió đông là gì của lúa chiêm?
Gió đông là gì của lúa chiêm? Gió đông là chồng lúa chiêm. Đây là một vế trong câu ca dao “gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc (gió may) là duyên lúa mùa”.
2. Gió đông là chồng lúa chiêm nghĩa là gì?
Tại sao lại nói gió đông là chồng lúa chiêm? Chồng – vợ là danh xưng dành cho con người giờ đây lại được dùng cho sự vật. Biện pháp nhân hóa này vừa khiến câu ca dao có vần, dễ nhớ vừa giúp hình ảnh thêm sống động. Câu ca dao “gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc là duyên lúa mùa” được dùng để nói về ảnh hưởng của thời tiết đến sự phát triển của cây lúa.
Lúa chiêm (trong hai vụ chiêm/mùa ở miền Bắc), như chúng ta đã biết, là loại lúa cấy vào vụ chiêm, thường từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 5, tháng 6 hàng năm (Bây giờ, người ta sử dụng giống lúa mới nên có thể gieo cấy muộn hơn). Mạ chiêm gieo và cấy đều vào tiết trời lạnh, rất lạnh. Vì vậy cây lúa cắm xuống ruộng gặp rét bén rễ chậm và phát triển cũng chậm. Qua tháng giêng rét đài, tiết trời ấm dần và cây cối hoa màu cũng dần phát triển xanh tươi trở lại. Tuy nhiên, phải đợi đến khi trời chuyển tiết (qua vũ thủy, xuân phân, thanh minh) thì nhiệt độ mới thực sự chuyển ấm hẳn và dấu hiệu rõ rệt nhất là gió nồm đông bắt đầu thổi từ biển vào. Lúc này sẽ có những cơn giông đầu mùa, sấm chớp nổi lên sáng cả bầu trời với những trận mưa rào “ngập đường ngập ngõ”. Thời tiết ấm, độ ẩm cao, lượng đạm từ thiên nhiên được cung cấp (từ sấm sét, mưa rào) làm cho cây lúa kia như được tiếp thêm sinh lực: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên (ca dao). Chỉ sau vài ba đợt gió đông thổi, chỉ sau mấy trận mưa rào mát mẻ là ta đã thấy những vạt lúa chiêm mới cấy kia bỗng lớn nhanh như thổi, xanh mướt chân đê: Khi mùa mưa đến em ra bãi/ Ngô lúa đôi bờ xanh vút theo (Trần Hòa Bình). Sự thay đổi của cây lúa chiêm nhờ “tác nhân” gió đông kia được dân gian ví chẳng khác gì cô gái nọ lấy được chồng vậy. Lúa đang thì “con gái”, gặp “anh chồng gió đông” đúng lúc, hỏi còn gì bằng? Thời tiết thuận hòa như thế báo hiệu một mùa bội thu đang đến gần. Cũng như vậy, đến vụ mùa thì ngược lại. Lúc này, chính gió may (gió bấc) lại giữ vai trò quan trọng trong việc giúp cho lúa mùa (vừa trỗ) vào đòng, mẩy hạt. “Chồng lúa chiêm” hay “duyên lúa mùa” cũng đều giá trị như nhau cả. Câu ca dao này chính là một kinh nghiệm canh tác quý báu của nhà nông ta.
3. Câu ca dao tương tự Gió đông là chồng lúa chiêm
Dưới đây là một số câu ca dao cũng nói về ảnh hưởng của thời tiết đến mùa vụ trong năm:
1. Năm trước được cau
Năm sau được lúa
2. Ráng vàng trời nắng, ráng trắng trời mưa
3. Đỏ lửa, vàng chanh, xanh hoa lý
4. Rung kêu đàng nam, cá vàng cá bạc
Rung kêu đàng bắc, bốc muối ra ăn
5. Ăn cơm nhớ Thần Nông cày ruộng
6. Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu
Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp vừa giúp bạn đọc tìm hiểu gió đông là gì của lúa chiêm. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin thú vị khác nhé!
Bài viết liên quan: