Các tổ chức cực đoan, bạo động,… luôn khiến chính phủ các nước đau đầu. Chúng nguy hiểm, gây ra thiệt hại về người và của cho các quốc gia. Dù là một đất nước bình yên như Việt Nam chúng ta cũng không thể chủ quan với các thế lực này, trong đó có Fulro Tây Nguyên.
1. Fulro Tây Nguyên là tổ chức gì?
Fulro là Front Uni de Lutte des Races Opprimées, theo tiếng Pháp có nghĩa là Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức. Mặt trận này bao gồm các thành phần: Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức Fulro Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo; Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức Fulro Khmer, do Chau Dera làm đại diện và Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức Fulro Thượng, do Y Bham Ênuôl cầm đầu.
Dưới bàn tay giật dây của các thế lực thù địch, tổ chức Fulro trở thành một tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm, là nỗi ám ảnh đối với vùng đất Tây Nguyên.

Ở Tây Nguyên, cuối thập niên 80, không còn mấy ai nhắc đến Fulro nữa. Cho đến năm 1992, vấn đề Fulro lại xuất hiện ở khu vực biên giới Thái Lan – Campuchia. Năm 1994, khi Liên hiệp quốc đưa lực lượng quốc tế UNTAC vào thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, Fulro không còn chỗ dựa. Với sự chấp thuận của Mỹ, tháng 12/1992, toàn bộ số Fulro còn lại gồm 407 tên do Y Pênh Ayun cầm đầu đã ra hàng UNTAC, tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang, nộp vũ khí và được người Mỹ đưa đi định cư ở bang Colorado…
2. Cờ hiệu của tổ chức Fulro
Fulro đã tự “sản xuất” một lá cờ (hiệu kỳ) hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của rừng núi). Trên dòng sọc đỏ có ba ngôi sao trắng tượng trưng cho ba mặt trận của Fulro: Champa, Thượng và Campuchia Krom.
3. Tiền thân của tổ chức Fulro
Tiền thân của tổ chức Fulro đã có từ rất lâu, từ những ngày đất nước chúng ta còn đang phải oằn mình chống chọi với ngoại xâm.

Với chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số Việt Nam của nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm, ngày 1/5/1958, một số trí thức người Tây Nguyên (từ dùng của thời kỳ đó là: người Thượng), do ông Y Bham Ênuôl người Êđê chủ xướng đã thành lập một tổ chức có tên gọi BaJaRaKa.
Sau một thời gian bị chính quyền Ngô Đình Diệm cầm tù và trả tự do khi chính thể họ Ngô bị lật đổ vào năm 1963, ông Y Bham Ênuôl trở thành phó tỉnh trưởng tỉnh Đắk Lắk, ông Paul Nưr là phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum. Tháng 3/1964, một lần nữa được sự ủng hộ của người Mỹ, những người lãnh đạo BaJaRaKa kết hợp với các sắc tộc Thượng khác và người Chăm tại duyên hải miền Trung thành lập “Mặt trận Giải phóng Cao nguyên” (FLHP).
hế nhưng, ngay từ khi thành lập, “mặt trận” này đã phân chia thành hai phe đối nghịch nhau: phe ôn hòa do Y Bham Ênuôl đại diện và phe chủ trương bạo động do Y Dhơn Adrong cầm đầu.
Từ tháng 3 đến 5/1964, phe bạo động trong FLHP bị quân đội Sài Gòn mở các chiến dịch truy quét gắt gao phải chạy qua Campuchia lập căn cứ tại tỉnh Mondulkiri, cách biên giới nước ta 15 km. Tại căn cứ này, họ tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi thời cơ chín muồi, họ đã thành lập nên tổ chức bạo động Fulro. Fulro là một tổ chức phản động, một tổ chức tội ác. Tổ chức đó đã bị xóa sổ trước tinh thần đấu tranh không mệt mỏi của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân. Thế nhưng, tàn dư của nó vẫn còn khi vẫn còn đó những thế lực thù địch, những âm mưu đen tối chống phá đất nước và nhân dân ta.
Trên đây, chuyên mục Là Gì vừa cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về tổ chức Fulro Tây Nguyên theo nguồn tin từ báo Daklak.vn, báo Công an Nhân dân. Mong rằng chúng ta sẽ sớm xóa sổ hết tàn dư nguy hiểm của tổ chức Fulro để đất nước, người dân lại được bình yên. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác!
Bài viết liên quan: