Đó rách ngáng trộ nghĩa là gì? Đó rách ngáng trộ tốt hay xấu?

Đó rách ngáng trộ nghĩa là gì? Đó rách ngáng trộ tốt hay xấu?

Câu nói “đó rách ngáng trộ” đang khiến nhiều người phải tò mò không biết có ý nghĩa gì. Dù tách lẻ từng từ ra thì hầu hết mọi người vẫn không thể hiểu được nghĩa của chúng bởi đây là những từ địa phương thường được người Nghệ An, Hà Tĩnh sử dụng. Tùy từng ngữ cảnh sử dụng mà đó rách ngáng trộ có thể mang ý nghĩa tốt hoặc xấu.

1. Đó rách ngáng trộ nghĩa là gì?

  • Đó: ồ dùng để đón bắt cá, tôm, tép, thường đan bằng tre, nứa, hình ống, có hom đậy => Đó rách là cái đó (đồ dùng để bắt cá) đã hư hỏng, không thể sử dụng nữa.
  • Trộ: nơi nước chảy, có nhiều cá, tôm, tép.
Đó rách ngáng trộ nghĩa là gì? Đó rách ngáng trộ tốt hay xấu?
Đó là dụng cụ đánh bắt tôm tép bằng tre, nứa

=> Đó rách ngáng trộ nghĩa đen là chiếc đó hư được đặt ở khe hẹp chắn ngang dòng nước chảy. Mục đích của chiếc đó là để bắt tôm, cá khi dòng nước chảy qua. Nhưng chiếc đó đã bị rách thì cá, tôm có thể lọt qua một cách dễ dàng. Điều này ám chỉ việc làm vô nghĩa, không có tác dụng, chỉ gây cản trở mà thôi.

Như vậy, đó rách ngáng trộ dùng để chỉ người vô dụng, bất tài đã không làm nên trò trống gì lại làm cản trở người khác, giống như chiếc đó rách chẳng bắt được cá mà còn làm vướng chỗ đi lại.

2. Đó rách ngáng trộ tốt hay xấu

Tuy đó rách ngáng trộ dùng đẻ nói những người vô dụng nhưng không phải lúc nào nó cũng mang ý nghĩa xấu. Nếu đặt trong trường hợp dùng câu nói này ở Nghệ An thì đây có thể là một câu đùa. Người chồng có thể gọi vợ mình là đó rách ngáng trộ với ý nghĩa “bỏ không được ở cũng chẳng xong”. Dù không giỏi nói lời đường mật nhưng họ vẫn sống trách nhiệm và cùng nhau đi hết quãng đời.

3. Đó rách ngáng trộ trong ca dao

Người Nghệ An có câu ca dao cũng nói về chiếc đó rách như sau:

Đó rách mà đó nỏ trôi

Đó còn ngáng trộ cho tôi cực lòng

Chiếc đó rách ở đây có thể là hình ảnh hoán dụ của một con người cụ thể. Bỏ thì thương vương thì tội, mặc dù mối quan hệ đã sứt mẻ, không còn hoàn chỉnh như trước nhưng vẫn không “trôi”, không từ bỏ được.

Trên đây, chuyên mục Là Gì vừa gửi đến bạn đọc ý nghĩa của câu nói đó rách ngáng trộ. Câu nói thật thà, chất phác không màu mè hoa lá của người nông dân lại thể hiện tình cảm đáng trân quý, ngưỡng mộ hơn nhiều lời đường mật khác.

Bài viết liên quan: