Đáp án Thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Đắk Nông đã tổ chức cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ nhằm tuyên truyền những quy định pháp luật mới về được đề án 06 Chính phủ nêu ra đến toàn thể nhân dân bao gồm các nội dung về ứng dụng định danh điện tử, quy định về tài khoản định danh điện tử được ứng dụng trong thời gian tới. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án Thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ tỉnh Đắk Nông nhé!
1. Đáp án Thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ tỉnh Đắk Nông
Câu 1: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 06/CP, tên đầy đủ của Đề án 06/CP là gì?
A. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
B. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
D. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Câu 2: Theo anh/chị Đề án 06 của Chính phủ xác định bao nhiêu quan điểm lớn và các mục tiêu hướng tới bao nhiêu nhóm tiện ích?
A. Đề án 06 của Chính phủ đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn; các mục tiêu hướng tới 5 nhóm tiện ích cụ thể là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
B. Đề án 06 của Chính phủ đã xác định 6 quan điểm chỉ đạo lớn; các mục tiêu hướng tới 3 nhóm tiện ích cụ thể là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số.
C. Đề án 06 của Chính phủ đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo lớn; các mục tiêu hướng tới 4 nhóm tiện ích cụ thể là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
D. Đề án 06 của Chính phủ đã xác định 6 quan điểm chỉ đạo lớn; các mục tiêu hướng tới 5 nhóm tiện ích cụ thể là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Câu 3: Theo anh/chị có bao nhiêu dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP? Và dịch vụ công được hiểu là gì?
A. Có 23 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
B. Có 24 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
C. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
D. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.
Câu 4: Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến người dân, doanh nghiệp hưởng những lợi ích gì, những lợi ích sau lợi ích nào đầy đủ nhất?
A. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.
B. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích như: tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; làm chủ được thời gian nộp hồ sơ; chi phí gián tiếp trong giải quyết tục hành chính, đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà.
C. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp cắt giảm thủ tục hồ sơ. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.
D. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giảm đi lại. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số Quốc gia.
Câu 5: Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng sau ngày nào?
A. Sau ngày 01/07/2021.
B. Sau ngày 31/12/2022.
C. Sau ngày 30/12/2021.
D. Sau ngày 01/01/2022.
Câu 6: Có mấy phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự?
A. Có 5 phương thức sau: (1) Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp; (3) Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân; (4) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
B. Có 6 phương thức sau: (1) Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp; (3) Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân; (4) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (6) Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú.
C. Có 7 phương thức sau: (1) Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp; (3) Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân; (4) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ); (6) Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an); (7) Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an).
D. Có 8 phương thức sau: (1). Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; (2) Sử dụng thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp; (3) Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân; (4) Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (5) Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; (6) Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú.; (7) Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (8) Nhờ Tư pháp tra cứu thông tin.
Câu 7: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Vậy Tài khoản định danh điện tử nào dưới đây được hiểu đầy đủ nhất?
A. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
B. Tài khoản định danh điện tử là ứng dụng công nghệ được cài đặt bởi tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
C. Tài khoản định danh điện tử là gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Có kết nối dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
D. Tài khoản định danh điện tử là một ứng dụng để cài đặt, truy cập và quản lý thông tin của mọi công dân trên nền tảng số hoá. Chúng ta đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Câu 8: Mục tiêu tổng quát của Đề án 06/CP: Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” để phục vụ nhóm tiện ích nào dưới đây?
A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
B. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
C. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
D. Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Câu 9: Chuyển đổi số nói chung, trong đó có Đề án 06/CP là nhiệm vụ trọng tâm phải được tiến hành như thế nào?
A. Trọng tâm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, an toàn thông tin; thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức.
B. Tiến hành hàng tuần, ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
C. Tiến hành hàng tháng, liên tục ở tất cả các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; an toàn thông tin; thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức.
D. Tiến hành hàng quý, liên tục ở tất cả các ngành, trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức.
Câu 10: Công dân có thể tải và cài đặt ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) ở đâu và sử dụng như thế nào?
A. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải và cài đặt trên tất cả các thiết bị điện thoại di động.
B. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google Play (CH Play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS.
C. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google Play (CH Play) đối với các thiết bị điện thoại di động.
D. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google Play (CH Play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và đối với các thiết bị sử dụng.
Câu 11: Dữ liệu dân cư phải bảo đảm “…………………”, đây là yếu tố có ý nghĩa mang tính chất quyết định đối với Cơ sở dữ liệu dân cư khi thực hiện việc kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành khác. Anh/chị chọn từ đúng để điền vào chỗ có dấu chấm?
A. “đúng – đủ – sạch – sống”.
B. “đúng – đủ – sạch “.
C. “đúng – đủ – sống”.
D. “đúng – sạch – sống”.
Câu 12: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Theo anh/chị dịch vụ công trực tuyến có mấy mức độ?
A. Có 2 mức độ.
B. Có 3 mức độ.
C. Có 4 mức độ.
D. Có 5 mức độ.
Câu 13: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 06/CP: Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, để thực hiện thành công Đề án 06/CP đòi hỏi sự vào cuộc của ai?
A. Sự vào cuộc của cán bộ công nhân viên chức.
B. Sự vào cuộc của lực lượng Công an.
C. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng bộ ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
D. Sự vào cuộc của tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 14: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Điều kiện để đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử là gì?
A. Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
B. Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ. Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm: Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài); Họ, tên đệm và tên; Ngày, tháng năm sinh; Giới tính; Quốc tịch (đối với người nước ngoài); Số điện thoại, email.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Chíp trên thẻ Căn cước công dân có tác dụng gì? Anh chị chọn câu trả lời đúng?
A. Chíp điện tử sử dụng trên thẻ Căn cước công dân tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên Chíp có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Ngoài ra Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người.
B. Chíp điện tử sử dụng trên thẻ Căn cước công dân khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Ngoài ra Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay).
C. Chíp trên thẻ Căn cước công dân khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
D. Chíp trên thẻ Căn cước công dân tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam. Ngoài ra Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người.
Câu 16: Những ai được đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia? Và đăng ký bằng những loại gì?
A. Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản bằng: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
B. Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản dịch vụ công bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân); Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Sau khi đăng ký tài khoản, Người dân, doanh nghiệp đăng nhập bằng một trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
C. Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản bằng: Sim ký số; USB ký số; Thuê bao di động (dành cho Công dân); Mã số BHXH (Dành cho Công dân). Sau khi đăng ký tài khoản, Người dân, doanh nghiệp đăng nhập bằng một trong các cách sau: Sim ký số; USB ký số; CMT/CCCD.
D. Người dân, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản bằng: Thuê bao di động (dành cho Công dân).
Câu 17: Ý nghĩa của 12 số trên thẻ Căn cước công dân?
A. 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
B. 06 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 03 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
C. 04 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; 03 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
D. 06 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Câu 18: Công dân cần lưu ý những điều nào sau đây khi đã có tài khoản định danh điện tử?
A. Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác; Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị; Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức – thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
B. Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo một trong hai cách: Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia; Liên hệ cơ quan Công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
C. Câu B đúng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 19: Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là gì?
A. Dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.
B. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 20: Để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục trên dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú cung cấp dịch vụ công mức độ 4 như: đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thôn tin cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú, khai báo thông tin cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Cá nhân, tổ chức vào đường dẫn nào sau đây để tạo tài khoản?
A. https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
B. https://dichvucong.gov.vn.
C. https://bocongan.gov.vn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 21: Lệ phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu?
A. Lệ phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử là 10.000 đồng.
B. Miễn phí chi phí thực hiện đăng ký định danh điện tử.
C. Lệ phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử là 15.000 đồng.
D.Lệ phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử là 20.000 đồng.
Câu 22: Khi nhận được cuộc gọi “lạ” tự xưng cán bộ Công an yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… để cấp tài khoản định danh điện tử. Anh/chị có thực hiện theo những yêu cầu trên không?
A. Không. Vì người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua Ứng dụng VNeID.
B. Không. Người dân có thể ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện.
C. Không. Cán bộ Công an sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
D. Không. Hiện nay, người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua Ứng dụng VNeID hoặc ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện. Cán bộ Công an sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
Câu 23: Khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần phải lưu ý những vấn đề gì?
A. Có số điện thoại di động (để hệ thống gửi các thông tin qua tin nhắn – SMS); Có địa chỉ thư điện tử (Email) để tiếp nhận và phản hồi các thông tin yêu cầu từ cơ quan chính quyền.
B. Cung cấp, khai báo đầy đủ các thông tin nhằm thuận lợi hơn cho việc thụ lý, giải quyết hồ sơ theo yêu cầu của quý khách, tránh tình trạng phải bổ sung thông tin, kéo dài thêm thời gian giải quyết…
C. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: khai báo và nộp hồ sơ qua mạng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu; chỉ đến 01 lần duy nhất để nhận kết quả; Mức độ 4: nộp hồ sơ quan mạng (tương tự mức độ 3), Trả kết quả tại nhà theo đăng ký; Không phải đến cơ quan nhà nước.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 24: Ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) có những tính năng nào?
A. Công dân khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
B. Công dân có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã QR Code hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
C. Công dân có thể thay thế Căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…; Công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).Tất cả quy trình thực hiện giao dịch công dân có thể chủ động kiểm soát hoàn toàn, công dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 25: Từ ngày 01/07/2022 Mức thu lệ phí Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu?
A. 40.000 đồng/thẻ CCCD.
B. 50.000 đồng/thẻ CCCD.
C. 60.000 đồng/thẻ CCCD.
D. 70.000 đồng/thẻ CCCD.
Câu 26: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký thường trú đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch công trực tuyến là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 5.000 đồng/lần đăng ký.
B. 7.000 đồng/lần đăng ký.
C. 10.000 đồng/lần đăng ký.
D. 15.000 đồng/lần đăng ký.
Câu 27: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch công trực tuyến là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 5.000 đồng/lần đăng ký.
B. 7.000 đồng/lần đăng ký.
C. 10.000 đồng/lần đăng ký.
D. 15.000 đồng/lần đăng ký.
Câu 28: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch công trực tuyến là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 5.000 đồng/người/lần đăng ký.
B. 7.000 đồng/người/lần đăng ký.
C. 10.000 đồng/người/lần đăng ký.
D. 15.000 đồng/người/lần đăng ký.
Câu 29: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Tách hộ đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch công trực tuyến là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 5.000 đồng/lần đăng ký.
B. 7.000 đồng/lần đăng ký.
C. 10.000 đồng/lần đăng ký.
D. 15.000 đồng/lần đăng ký.
Câu 30: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/ TT38-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký thường trú đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 10.000 đồng/lần đăng ký.
B. 15.000 đồng/lần đăng ký.
C. 20.000 đồng/lần đăng ký.
D. 25.000 đồng/lần đăng ký.
Câu 31: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/ TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 10.000 đồng/lần đăng ký.
B. 15.000 đồng/lần đăng ký.
C. 20.000 đồng/lần đăng ký.
D. 25.000 đồng/lần đăng ký.
Câu 32: Từ ngày 05/02/2023 Mức thu lệ phí Đăng ký cư trú theo Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Trưởng Bộ tài chính, quy định mức: Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp là bao nhiêu đồng/1 lần?
A. 10.000 đồng/người/lần đăng ký.
B. 15.000 đồng/người/lần đăng ký.
C. 20.000 đồng/người/lần đăng ký.
D. 25.000 đồng/người/lần đăng ký.
2. Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ tỉnh Đắk Nông 2023
– Đối tượng dự thi là: công dân nước Việt Nam đang sinh sống và làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
– Cách thức tham gia cuộc thi: Các bạn truy cập trang web https://myaloha.vn/cuoc-thi/ky-5-cuoc-thi-tim-hieu-ve-de-an-06cp-44721. Các thí sinh dự thi khi vào thi cần điền đầy đủ thông tin cá nhân.
– Cuộc thi được diễn ra trong 8 kỳ từ ngày 4/5/2023 đến 13/7/2023. Cụ thể
- Kỳ 1: bắt đầu từ ngày 04/5/2023 đến 24 giờ 00 ngày 10/5/2023.
- Kỳ 2: bắt đầu từ ngày 11/5/2023 đến 24 giờ 00 ngày 17/5/2023.
- Kỳ 3: bắt đầu từ ngày 18/5/2023 đến 24 giờ 00 ngày 24/5/2023.
- Kỳ 4: bắt đầu từ ngày 25/5/2023 đến 24 giờ 00 ngày 31/5/2023.
- Kỳ 5: bắt đầu từ ngày 01/6/2023 đến 24 giờ 00 ngày 07/6/2023.
- Kỳ 6: bắt đầu từ ngày 08/6/2023 đến 24 giờ 00 ngày 14/6/2023.
- Kỳ 7: bắt đầu từ ngày 15/6/2023 đến 24 giờ 00 ngày 21/6/2023.
- Kỳ 8: bắt đầu từ ngày 22/6/2023 đến 24 giờ 00 ngày 28/6/2023.
Trên đây, chuyên mục Cuộc Thi vừa gửi đến bạn đọc Đáp án Thi trực tuyến Tìm hiểu Đề án 06 của Chính phủ tỉnh Đắk Nông. Đáp án được Gocdoday cập nhật theo từng đợt thi. Theo dõi Gocdoday để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: