Đáp án thi trắc nghiệm trên Internet về Dân vận khéo tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Ngày 25/3/2024, tỉnh Lạng Sơn phát động cuộc thi trắc nghiệm trên Internet về Dân vận khéo nhằm tạo ra đợt sinh hoạt bổ ích và tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án cuộc thi này nhé!
* Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
1. Đáp án thi trắc nghiệm trên Internet về Dân vận khéo tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tuần 3
Câu hỏi 1: Theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Đã được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023); nội dung nào sau đây không phải là chế độ, chính sách đối với người uy tín? Chọn một
Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng
Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh người có uy tín
Được cung cấp thông tin
Câu hỏi 2: Theo Nghị quyết số 60-NQ/TU ngày 15/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030; một trong những mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2030 là: Chọn một
Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 90% trở lên.
Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 99% trở lên.
Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 95% trở lên.
Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 85% trở lên.
Câu hỏi 3: Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến cơ quan nào? Chọn một
Sở Nội vụ nơi tổ chức lễ hội
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức lễ hội
Câu hỏi 4: Theo quy định Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; tín ngưỡng là: Chọn một
Tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
Tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng
Tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Câu hỏi 5: Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 593-QĐ/TU, ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định trách nhiệm của Sở, ban, ngành tỉnh gồm những nội dung nào? Chọn một
Cả 03 phương án đều đúng
Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình
Thực hiện cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thực hành dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với công tác dân vận; phân công một đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Câu hỏi 6: Theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; nội dung phản biện xã hội gồm? Chọn một
Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo. Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của đơn vị, địa phương.
Cả 03 các phương án đều đúng
Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.
Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Câu hỏi 7: Theo quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? Chọn một
Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở
Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cả 03 phương án đều đúng.
Câu hỏi 8: Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; một trong những nội dung về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát là: Chọn một
Phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở khu dân cư
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát
Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình
Câu hỏi 9: Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; trong giải quyết thủ tục hành chính, đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn bao nhiêu ngày trước ngày hết hạn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân? Chọn một
Chậm nhất 01 ngày trước ngày hồ sơ hết hạn.
Chậm nhất 03 ngày trước ngày hồ sơ hết hạn.
Chậm nhất 02 ngày trước ngày hồ sơ hết hạn.
Không quy định thời gian.
Câu hỏi 10: Một trong những mục tiêu về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” theo Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) là: Chọn một
Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng
Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, các hội quần chúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Câu hỏi 11: Nội dung nào sau đây là nguyên tắc hoạt động của Hội quần chúng theo Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 28/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng? Chọn một
Không nhất thiết phải tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở
Thành lập ở cấp Trung ương và cấp tỉnh
Thành lập ở cấp Trung ương
Thành lập từ Trung ương cho đến cơ sở
Câu hỏi 12: Theo Nghị quyết số 139-NQ/TU, ngày 06/12/2023, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ năm 2024; Phấn đấu hết năm 2024, tỉnh Lạng Sơn xây dựng thêm bao nhiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới? Chọn một
12 xã
10 xã
08 xã
09 xã
Câu hỏi 13: Theo Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030; một trong những mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2030 là: Chọn một
Cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, phấn đấu 70% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, phấn đấu 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, phấn đấu 75% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, phấn đấu 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Câu hỏi 14: Một trong những quan điểm về công tác dân tộc theo Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030 là: Chọn một
Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc chưa thực sự đầy đủ, toàn diện.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tạo sự đồng thuận của xã hội.
Điều kiện tự nhiên một số vùng trong tỉnh không thuận lợi, có địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống phân tán.
Câu hỏi 15: Theo quy định Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do cơ quan nào trực tiếp chỉ đạo hoạt động? Chọn một
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Cộng đồng dân cư trực tiếp chỉ đạo hoạt động
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động
Câu hỏi 16: Theo quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; một trong những nội dung nào sau đây cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định: Chọn một
Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất.
Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
Câu hỏi 17: Theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII; quyền của Hội viên phụ nữ là: Chọn một
Được Hội hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ
Học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới
Câu hỏi 18: Theo Bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Sự thật số 120 ra ngày 15/10/1949, những tổ chức và cá nhân nào phụ trách công tác dân vận? Chọn một
Tất cả cán bộ chính quyền
Tất cả cán bộ đoàn thể
Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận.
Các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương
Câu hỏi 19: Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khoá VII; chi hội nông dân họp định kỳ như thế nào? Chọn một
Chi hội họp 2 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường
Chi hội họp mỗi tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường
Chi hội họp 3 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường
Chi hội họp 6 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường
Câu hỏi 20: Theo Nghị quyết số 49-NQ/TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; một trong những nội dung về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn là: Chọn một
Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh để chuyển đổi cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp.
Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, nhất là trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
Quan tâm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực biên giới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động, tăng cường nguồn lực cho hoạt động cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Thể lệ Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet về Dân vận khéo tỉnh Lạng Sơn năm 2024
– Đối tượng dự thi:
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân đang sinh sống, lao động, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Người dân Lạng Sơn đang sinh sống và học tập trong và ngoài nước; độ tuổi cá nhân dự thi đủ từ 16 tuổi trở lên.
– Thời gian dự thi:
Cuộc thi diễn ra trong 5 tuần (từ ngày 25/3 đến ngày 28/4), mỗi tuần thi có 20 câu hỏi về phần nội dung và 1 câu dự đoán tổng số lượt người tham gia thi trong mỗi tuần thi; mỗi thí sinh được dự thi tối đa 1 lượt/ngày.
– Cách thức dự thi:
Để tham gia thi, các bạn truy cập vào địa chỉ http://tracnghiem.danvanlangson.vn hoặc banner cuộc thi trắc nghiệm trên Internet về “Dân vận khéo” tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tại trang thông tin điện tử của Ban Dân vận Tỉnh ủy, địa chỉ http://danvanlangson.vn.
Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Đáp án thi trắc nghiệm trên Internet về Dân vận khéo tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: