Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023

Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023 là cuộc thi tìm hiểu về quá trình chuyển đổi số quốc gia trong đó cụ thể về việc phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án cuộc thi này nhé!

* Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!

1. Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023 tuần 2

Tuần 2 cuộc thi Tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Quảng Bình bắt đầu từ 08h00, ngày 11/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 17/ 12/2023.

Câu 1: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ, để thực hiện thành công Đề án 06 đòi hỏi sự vào cuộc của ai?

A. Sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức.

B. Sự vào cuộc của lực lượng Công an.

C. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng bộ ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.

D. Sự vào cuộc của các đơn vị công nghệ thông tin.

Câu 2: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, điều kiện để đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử là gì?

A. Đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

B. Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ. Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm: Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài); Họ, tên đệm và tên; Ngày, tháng năm sinh; Giới tính; Quốc tịch (đối với người nước ngoài); Số điện thoại, email.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Việc làm sạch dữ liệu phải được duy trì thường xuyên hàng ngày; trong đó việc bổ sung, cập nhật dữ liệu dân cư cũng phải được triển khai ngay từ đâu?

A. Từ Trung ương.

B. Từ cấp cơ sở.

C. Từ cá nhân.

D. Từ các doanh nghiệp.

Câu 4: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác định triển khai những thủ tục hành chính liên thông nào?

A. Liên thông nhóm thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển và thủ tục giao khu vực biển, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển.

B. Liên thông nhóm thủ tục xóa nợ nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ) trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nghĩa vụ tài chính (do xóa nợ nghĩa vụ tài chính).

C. Liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký BHXH cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng.

D. Liên thông các thủ tục Đăng ký thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế.

Câu 5: Theo quy định hiện hành, có những mức độ dịch vụ công trực tuyến nào?

A. Dịch vụ công trực tuyến toàn bộ và dịch vụ công trực tuyến một công đoạn

B. Dịch vụ công trực tuyến cơ bản và dịch vụ công trực tuyến nâng cao.

C. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần.

D. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Câu 6: Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 để phục vụ bao nhiêu nhóm tiện ích?

A. 4 nhóm tiện ích: Phục vụ hạ tầng số; Phục vụ công dân số; Phục vụ kinh tế số; Phục vụ chính quyền số.

B. 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

C. 6 nhóm tiện ích: Phục vụ số hóa dữ liệu chuyên ngành; Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

D. 7 nhóm tiện ích: Phục vụ nâng cao nhận thức, kỹ năng số; Phục vụ số hóa dữ liệu chuyên ngành; Phục vụ xã hội số; Phục vụ hạ tầng số; Phục vụ công dân số; Phục vụ kinh tế số; Phục vụ chính quyền số.

Câu 7: Công dân có thể tải và cài đặt ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) ở đâu và sử dụng như thế nào?

A. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

B. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

C. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia chỉ có thể được tải về thông qua kho ứng dụng Google play (CH play) đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.

D. Ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia chỉ có thể được tải về thông qua kho ứng dụng App Store đối với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS.

Câu 8: Lợi ích của người dân khi sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip là gì?

A. Thông tin cá nhân được bảo mật cao. Tránh giả mạo giấy tờ: thẻ căn cước công dân gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài một con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR để thuận lợi trong việc kiểm tra, kiểm soát thông tin.

B. Có khả năng tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip như: giấy phép lái xe; đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế; sổ bảo hiểm xã hội….

C. Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch.

D. Cả A, B và C

Câu 9: Dữ liệu dân cư phải bảo đảm “…………………”, đây là yếu tố có ý nghĩa mang tính chất quyết định đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện việc kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành khác. Hãy chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống.

A. “Đúng – đủ – sạch – sống”.

B. “Đúng – đủ – sạch”.

C. “Đúng – đủ – sống”.

D. “Đúng – sạch – sống”.

Câu 10: Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?

A. Công dân đến trực tiếp cơ quan công an các cấp (tỉnh, huyện, xã) để được hướng dẫn đăng ký mở tài khoản định danh điện tử Mức 2.

B. Công dân thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 1 trên ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia (VNeID).

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

2. Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023 tuần 1

Tuần 1 cuộc thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023 diễn ra từ từ 08h00, ngày 04/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 10/12/2023.

Câu 1: Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phục vụ các nhóm tiện ích nào dưới đây?

A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

B. Phục vụ hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, hệ thống chia sẻ dữ liệu dùng chung, hệ thống điều hành của bộ, ngành, địa phương.

C. Phục vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

D. Phục vụ phát triển kinh tế số, chính quyền số.

Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023

Câu 2: Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng sau ngày nào?

A. Sau ngày 01/07/2021.

B. Sau ngày 31/12/2022.

C. Sau ngày 30/12/2021.

D. Sau ngày 01/01/2022.

Câu 3: Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân, doanh nghiệp hưởng những lợi ích gì, những lợi ích sau lợi ích nào đầy đủ nhất?

A. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

B. Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích như: tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; làm chủ được thời gian nộp hồ sơ; chi phí gián tiếp trong giải quyết tục hành chính, đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà.

C. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp cắt giảm thủ tục hồ sơ. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

D. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giảm đi lại. Việc hướng tới là cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Câu 4: Theo ông/bà, quan điểm chỉ đạo của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là gì?

A. (1) Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định. (2) Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

B. (1) Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới. (2) Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính.

C. (1) Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội. (2) Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số. (3) Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong xây dựng Chính phủ số.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Có bao nhiêu phương thức sử dụng thông tin công dân thay thế việc xuất trình giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

A. Sử dụng 1 trong 5 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID.

B. Sử dụng 1 trong 6 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú.

C. Sử dụng 1 trong 7 phương thức sau: (1) Thẻ CCCD gắn chip; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (7) Thông báo số định danh cá nhân.

D. Sử dụng 1 trong 8 phương thức sau: (1) Giấy CMND; (2) Quét mã QR trên CCCD gắn chip; (3) Thiết bị đọc chip thẻ CCCD; (4) Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; (5) VNeID; (6) Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (7) Thông báo số định danh cá nhân; (8) Hộ chiếu.

Câu 6: Tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có bao nhiêu nhóm thủ tục hành chính liên thông thuộc danh mục dịch vụ công thiết yếu?

A. 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông gồm: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Đăng ký BHXH cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng phí, hỗ trợ chi phí mai táng.

B. 01 nhóm thủ tục hành chính liên thông: Liên thông các thủ tục Đăng ký thành lập hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã và đăng ký thuế.

C. 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông gồm: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú và Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú.

D. Không có thủ tục hành chính liên thông nào.

Câu 7: Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án có tên đầy đủ là gì?

A. Đề án cải cách hành chính.

B. Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.

C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

D. Đề án cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Câu 8: Có bao nhiêu dịch vụ công thiết yếu được quy định tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ? Và dịch vụ công được hiểu là gì?

A. Có 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là các dịch vụ được cung cấp công khai theo quy định của Nhà nước, phục vụ người dân.

B. Có 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp.

C. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là hoạt động hỗ trợ người dân tự thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

D. Có 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dân; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.

Câu 9: Tài khoản định danh điện tử có những mức độ nào?

A. Mức độ cơ bản và mức độ nâng cao.

B. Mức độ toàn trình và mức độ một phần.

C. Mức độ 1 và mức độ 2.

D. Không chia mức độ.

Câu 10: Căn cứ Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Vậy khái niệm tài khoản định danh điện tử nào dưới đây được bao hàm đầy đủ nhất:

A. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.

B. Tài khoản định danh điện tử là thông tin cá nhân được lưu trữ trên thẻ CCCD gắn chip.

C. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia được định danh, xác thực điện tử.

D. Tài khoản định danh điện tử là một ứng dụng để cài đặt, truy cập và quản lý thông tin của mọi công dân.

Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023

3. Thể lệ thi trực tuyến Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình

  • Đối tượng tham gia: công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang sinh sống, công tác, lao động và học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  • Cách thức tham gia: để tham dự cuộc thi, các bạn truy cập vào website https://conganquangbinh.gov.vn và thực hiện theo hướng dẫn.
  • Thời gian tổ chức

Cuộc thi diễn ra trong 4 kỳ:

+ Kỳ 1: Bắt đầu từ 08h00, ngày 04/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 10/12/2023.

+ Kỳ 2: Bắt đầu từ 08h00, ngày 11/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 17/ 12/2023

+ Kỳ 3: Bắt đầu từ 08h00, ngày 18/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 24/ 12/2023

+ Kỳ 4: Bắt đầu từ 08h00, ngày 25/12/2023, kết thúc vào 20h00, ngày 25/12/2023

Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Đáp án thi Tìm hiểu về Đề án 06 tỉnh Quảng Bình năm 2023. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: