Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là vô cùng cần thiết. Thông qua đó, người dân có thể nắm bắt thông tin, thể hiện nguyện vọng và ý chí của mình. Trên tinh thần phổ biến các quy định pháp luật, tỉnh Sơn La đã phát động cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án cuộc thi này nhé!
* Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
Nội dung bài viết
1. Đáp án Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La tuần 3
Câu 1:
Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.
là trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Câu 2:
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án.
Câu 3:
Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.
(Thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 4:
– Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã.
– Không có người thân là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn của chủ đầu tư, nhà thầu dự án hoặc đơn vị tư vấn, giám sát của nhà thầu, người trực tiếp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, công tâm, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật hoặc kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan đến chương trình, dự án đầu tư và tự nguyện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
(Tiêu chuẩn thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 5:
Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc các chương trình, dự án đầu tư.
(Nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 6:
– Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
– Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban.
(Các quyền của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 7:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
(Cơ quan trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 8:
Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
(Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 9:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
(Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 10:
– Tiếp thu ý kiến, kiến nghị kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thông báo kết quả thực hiện đến Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
– Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
(Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)
Câu 11:
– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân như: người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên… có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
– Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.
– Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
(Việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước)
Câu 12:
Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình làm cơ sở để người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(Một trong những trách nhiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát)
Câu 13:
– Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp hoặc cấp có thẩm quyền.
– Vận động người lao động phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân.
– Giới thiệu nhân sự để hội nghị người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân. Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết.
(Trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát)
Câu 14:
Người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.
(Trách nhiệm của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình)
Câu 15:
Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Câu 16:
– Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
– Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.
– Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
(Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị)
Câu 17:
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
– Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động)
Câu 18:
– Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
– Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
– Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị.
(Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị)
Câu 19:
Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
(Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định)
Câu 20:
Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị.
(Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến)
2. Đáp án Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La tuần 1
Tuần 1 cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La được diễn ra từ ngày 3/6 – 9/6/2024.
Câu 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời gian niêm yết kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố là?
A. Ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
B. Ít nhất là 03 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
C. Ít nhất là 15 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
D. Ít nhất là 45 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
Câu 2. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thông tin nào dưới đây phải được niêm yết thường xuyên tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã và được cập nhật khi có sự thay đổi?
A. Tất cả các đáp án.
B. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của cấp xã và kết quả thực hiện.
C. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã.
D. Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công do cấp xã quản lý; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công của chính quyền địa phương cấp xã.
Câu 3. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác có hiệu lực khi nào?
A. Kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.
B. Kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận.
C. Kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.
D. Do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Câu 4. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai?
A. Các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
B. Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
C. Thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ của doanh nghiệp.
D. Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia.
Câu 5. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước?
A. Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
B. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
C. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
D. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Câu 6.Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có hiệu lực khi nào?
A. Kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.
B. Do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
C. Kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận.
D. Kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.
Câu 7. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, thì thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải ban hành quyết định công nhận là?
A. Chậm nhất là 05 ngày làm việc.
B. Chậm nhất là 20 ngày làm việc.
C. Chậm nhất là 15 ngày làm việc.
D. Chậm nhất là 10 ngày làm việc.
Câu 8. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương cấp xã phải công khai các nội dung nào sau đây?
A. Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện.
B. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thu.
C. Tất cả các đáp án.
D. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã.
Câu 9. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc công khai thông tin được thực hiện thông qua các hình thức nào sau đây?
A. Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân; gửi văn bản đến công dân.
B. Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
C. Tất cả các đáp án.
D. Niêm yết thông tin; đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có).
Câu 10. Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
A. Bảo đảm được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
B. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Bảo đảm tạo điểu kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
D. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Câu 11.Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời điểm công khai thông tin đối với những lĩnh vực mà pháp luật liên quan chưa có quy định là?
A. Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
B. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
C. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
D. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
Câu 12. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào người lao động được bàn và quyết định?
A. Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
B. Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.
C. Tất cả các đáp án
D. Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.
Câu 13.Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thì hội nghị người lao động do cá nhân, đơn vị nào tổ chức thực hiện?
A. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
B. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp tổ chức.
C. Hội nghị người lao động do ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
D. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tổ chức.
Câu 14. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định cơ sở là gì?
A. Cơ sở là nhóm công dân Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu.
B. Cơ sở là xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động.
C. Cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
D. Cơ sở là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.
Câu 15.Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, có thể hiểu thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
A. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
B. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
D. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
Câu 16. Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
A. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
B. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.
C. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
D. Tất cả các đáp án.
Câu 17. Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân có quyền gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
A. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
B. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
C. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.
D. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 18. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trường hợp nào dưới đây, quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ?
A. Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
B. Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
C. Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội.
D. Tất cả các đáp án.
Câu 19. Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư?
A. Hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện các nội dung Nhân dân bàn, quyết định.
B. Công khai kết quả biểu quyết hoặc kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến của Nhân dân tại thôn, tổ dân phố.
C. Kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.
D. Tất cả các đáp án.
Câu 20. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai?
A. Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động.
B. Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
C. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
D. Tất cả các đáp án.
3. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La
– Cách tham gia thi:
Để tham gia cuộc thi, các bạn truy cập vào 1 trong 2 website rồi click vào banner cuộc thi: https://sonla.gov.vn hoặc https://thitructuyendanchuocoso.sonla.gov.vn.
– Thời gian: Cuộc thi trắc nghiệm diễn ra trong 4 tuần:
+ Tuần 1, từ 9h00 phút ngày 3/6/2024 đến 22h00 phút ngày 9/6/2024;
+ Tuần 2, từ 00h00 phút ngày 10/6/2024 đến 22h00 phút ngày 16/6/2024;
+ Tuần 3, từ 00h00 phút ngày 17/6/2024 đến 22h00 phút ngày 23/6/2024;
+ Tuần 4, từ 00h00 phút ngày 24/6/2024 đến 22h00 phút ngày 30/6/2024.
Dự kiến thời gian bế mạc, trao giải cuộc thi ngày 16/7/2024.
Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: