Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về An ninh mạng và tiếp cận thông tin tỉnh Cà Mau năm 2023
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật Cà Mau – Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng và tiếp cận thông tin” năm 2023 giúp người dân nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật trên không gian mạng, qua đó đảm bảo xây dựng môi trường mạng an toàn, văn minh. Cùng Gocdoday tham khảo đáp án cuộc thi này nhé!
* Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
1. Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật Cà Mau năm 2023
Câu 1: Nội dung nào sau đây thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong hoạt động phòng, chống tham nhũng?
A. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
B. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
C. Kết quả kiểm tra, xác minh phản ánh, báo cáo về tham nhũng.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật lĩnh vực Y tế?
A. Quy mô, phân bố, số liệu về dân số tại các vùng biên giới, hải đảo.
B. Tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
C. Mẫu vật, nguồn gen, phương án bảo vệ an ninh, an toàn vùng trồng dược liệu số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Câu 3: Luật tiếp cận thông tin quy định, người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí nào sau đây?
A. Phải trả chi phí thuê mướn lục hồ sơ, giấy tờ lưu để tra cứ.
B. Phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
C. Phải trả chi phí tư vấn, giải thích pháp luật.
Câu 4: Hành vi đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông làm xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát bị phạt như thế nào?
A. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
B. Bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
C. Phạt tù từ 7 năm đến 10 năm.
Câu 5: Hành vi phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng bị phạt như thế nào?
A. Bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
B. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
C. Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Câu 6: Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác chiếm quyền điều khiển; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu bị phạt như thế nào?
A. Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
B. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
C. Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu 7: Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước bị phạt như thế nào?
A. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
B. Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
C. Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Câu 8: Theo Luật tiếp cận thông tin quy định, trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất mấy ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin?
A. Chậm nhất là 07ngày làm việc kể từ ngày phát hiện.
B. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện.
C. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện.
Câu 9: Hành vi cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng bị phạt như thế nào?
A. Bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
B. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
C. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Câu 10: Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào sau đây?
A. Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
B. Để điều chỉnh độ mật.
C. Khi không cần thiết phải lưu giữ.
Câu 11: Theo Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, thì Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật được hiểu như thế nào?
A. Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
B. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 12: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên sẽ bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
A. 4.000.000 đồng
B. 5.000.000 đồng.
C. 6.000.000 đồng.
Câu 13: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, hành vi thực hiện không đúng quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ nội bộ của doanh nghiệp sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
B. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
C. Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Câu 14: Theo Luật An toàn thông tin mạng, nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng?
A. Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức.
B. Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.
C. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, phân tích, ước lượng mức độ tổn hại, mối đe dọa đối với hệ thống thông tin.
Câu 15: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nào sau đây?
A. Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng.
B. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
C. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Câu 16: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, thì hành vi không sử dụng dấu ngày hoặc không có thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi trên hợp đồng hoặc chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
B. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
C. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Câu 17: Theo Luật An toàn thông tin mạng, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia triển khai hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ nhằm mục đích gì?
A. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời phần mềm độc hại.
B. Phòng ngừa và xử lý phần mềm độc hại.
C. Ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại.
Câu 18: Theo Luật An toàn thông tin mạng thì “xử lý thông tin cá nhân” được hiểu như thế nào?
A. Việc thực hiện một hoặc một số thao tác thu thập, biên tập, sử dụng, lưu trữ, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân trên mạng nhằm mục đích thương mại.
B. Việc phát hiện, phân tích, ước lượng mức độ tổn hại, mối đe dọa đối với thông tin, hệ thống thông tin.
C. Hành vi truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin.
Câu 19: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
B. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
C. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Câu 20: Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, hành vi vi phạm các quy định về dịch vụ viễn thông khẩn cấp và báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nào sau đây?
A. Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
B. Bảo đảm không đầy đủ khả năng truy nhập của người sử dụng dịch vụ viễn thông đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.
C. Không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, không đăng trong Danh bạ điện thoại công cộng các số liên lạc khẩn cấp.
2. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng và tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Đối tượng dự thi: công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Cà Mau (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, Tổ Thư ký cuộc thi).
- Nội dung thi:
– Nội dung tập trung tìm hiểu quy định về Luật An toàn an ninh mạng; Luật An ninh mạng; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An toàn, vệ sinh lao động; Luật An toàn thực phẩm; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản có liên quan.
– Theo nội dung trên Ban tổ chức sẽ tổ chức từng đợt thi theo Mục 4 Phần II Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 08/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật năm 2023” trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về An ninh mạng và tiếp cận thông tin tỉnh Cà Mau năm 2023. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan: