Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
Gocdoay xin gửi tới bạn đọc Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai – Một cuộc thi ý nghĩa được tổ chức cho các bạn học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người về các quy định của pháp luật về vấn tham gia giao thông đường bộ.
Nội dung bài viết
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai bộ số 1
Đáp án tham khảo của cuộc thi An toàn giao thông gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần trắc nghiệm
Câu 1. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình.
B. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện.
C. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển xe đạp cần giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 2. Khi đang lên dốc, người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo, đẩy theo người đang điều khiển xe đạp không?
A. Chỉ được phép thực hiện khi tất cả đều đội mũ bảo hiểm.
B. Chỉ được phép thực hiện trên đoạn đường vắng.
C. Không được phép thực hiện.
D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt.
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn?
A. Khi gặp biển chỉ dẫn trên đường.
B. Khi gặp biển báo nguy hiểm trên đường.
C. Khi gặp biển báo hết mọi lệnh cấm.
D. Khi gặp biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép.
Câu 4. Chọn phương án điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước về “Đội mũ bảo hiểm an toàn” sau đây.
“Chọn mũ bảo hiểm vừa với …, bảo đảm …; mở … sang hai bên, đội mũ vào đầu; chỉnh dây quai mũ hai bên cho sát phía dưới tai; cài … ôm dưới cằm sao cho có thể luồn … giữa cằm và quai mũ.”
A. kích cỡ đầu – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.
B. sở thích – an toàn – dây quai mũ – khóa quai mũ – hai ngón tay.
C. kích cỡ đầu – chắc chắn – khóa quai mũ – dây quai mũ – bàn tay.
D. sở thích – đạt chuẩn – dây quai mũ – khóa quai mũ – bàn tay.
Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường?
A. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải.
B. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái.
C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dung đi trên làn đường bên phải.
D. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Câu 6. Theo quy định hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.
D. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày
Câu 7. Khi gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dang ngang hai tay hoặc một tay, người tham gia giao thông phải thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
B. Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông dừng lại;
người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi.
C. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng.
D. Người tham gia giao thông ở phía trước, phía sau, bên trái, bên phải của người điều khiển giao thông phải nhanh chóng tăng tốc và vượt qua điểm giao nhau.
Câu 8. Biển báo nào dưới đây chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được phép đi vào?
A. Biển 1;
B. Biển 2;
C. Biển 3;
D. Cả 3 biển.
Câu 9. Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4
Câu 10. Trong tình huống dưới đây, theo hướng mũi tên, những hướng nào dưới đây người điều khiển xe đạp điện được phép đi?
A. Hướng 1.
B. Hướng 2 và 3.
C. Hướng 1 và 3.
D. Hướng 1, 2 và 3.
>>> Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT
>>> Bài tuyên truyền ngày thành lập Đảng 3/2
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần tự luận
Câu 1. Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
Trả lời:
Câu trả lời 1:
Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:
- Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.
- Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
- Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
- Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
- Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Câu trả lời số 2:
Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toà hóa giao thông bằng những việc làm cụ thể như:
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Tuân thủ những hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.
- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng.
- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe và trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; ném đất, đá lên xe; xả rác, nước thải ra đường,…
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn. – Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
Câu 2. Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?
Trả lời:
Câu trả lời số 1:
Nhằm góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường, em đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tham gia cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn ban cán sự lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp.
- Phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp.
- Thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền và giáo dục về văn hóa giao thông trên trang cá nhân.
Sau một thời gian thực hiện, em thấy các bạn trong lớp đã có rất nhiều thay đổi về ý thức tham gia giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các hội thi và các buổi thảo luận về an toàn giao thông đường bộ được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được các thầy cô phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ. Qua đó mọi người cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh cho xã hội.
Câu trả lời số 2:
Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để góp phần nâng cao văn hóa và nhận thức của các em học sinh. Theo em có thể sử dụng một số các biện pháp như sau:
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong nhà trường giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ.
- Tổ chức các buổi Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm về an toàn giao thông, các tiểu phẩm về tình huống giao thông để đưa ra những nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.
- Tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về ATGT trong các chương trình học chính khóa, tiết học ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp. Qua đó không chỉ tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TT ATGT mà còn trang bị cho các bạn học sinh những kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, xây dựng văn hóa giao thông và tạo sức lan tỏa đến những người thân.
- Đối với các bậc phụ huynh: Cần tuyên truyền để các phụ huynh quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.
Tuyên truyền Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông bao gồm Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai bộ số 2
Sau đây là đáp án tham khảo cuộc thi An toàn giao thông cho học sinh THCS, THPT bộ số 2
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai phần trắc nghiệm
Câu 1. Khi đi bộ trên vỉa hè, em gặp một bà cụ già yếu muốn đi bộ sang đường và em cũng muốn sang đường. Để đảm bảo an toàn cho bản thân em và bà cụ thì em nên làm thế nào?
A. Dắt bà cụ sang đường;
B. Để bà cụ tự sang đường;
C. Nhờ người lớn dắt cả hai bà cháu sang đường;
D. Nhờ người lớn dắt em sang đường.
Câu 2. Ở trước cổng trường, vào giờ tan học thường có những người gánh hàng rong bán đồ bánh kẹo, hoa quả hoặc đồ chơi mà em rất thích, vậy em thấy những hành vi nào sau đây là đúng?
A. Ngày nào tan học em cũng sẽ đòi mẹ mua bằng được một món đồ mà em thích;
B. Em không đồng tình với việc mua, bán hàng rong trước cổng trường vì vừa không kiểm soát được chất lượng vừa ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Vì vậy, em sẽ không đòi mua hàng mà đứng xếp hàng theo quy định để chờ bố mẹ đón;
C. Tan học, em thường rủ các bạn ra ngắm nghía các món đồ chơi yêu thích mà mấy cô gánh hàng rong hay đi qua trước cổng trường;
D. Tan học em thường chạy khắp vỉa hè để nhìn ngắm các món đồ họ bầy bán và đùa nghịch với bạn bè đến khi bố mẹ gọi em mới về.
Câu 3. Khi đi bộ ở nơi đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn, em phải đi bộ như thế nào để bảo đảm an toàn nhất?
A. Nhìn không có tàu hoả đi tới là em sẽ chạy thật nhanh qua đường;
B. Quan sát cả 2 bên, nếu không có phương tiện nào đi qua em sẽ đi nhanh qua đường;
C. Nhìn thấy tàu vẫn còn cách một đoạn, em chạy ùa sang đường;
D. Khi qua đoạn đường giao nhau, em sẽ nhờ người lớn dắt qua đường cho an toàn.
Câu 4. Khi tham gia giao thông trên xe buýt công cộng hay xe khách, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?
A. Đứng lên, ngồi xuống trên xe và nói cười vui vẻ;
B. Ngồi đúng vị trí và thắt dây an toàn, không thò đầu và chân tay ra ngoài cửa xe, nói chuyện vừa đủ nghe;
C. Ngồi trên xe, mở kính, thò đầu ra ngoài xe cho mát mà lại ngắm được cảnh đẹp;
D. Ngồi im trên xe, không nói chuyện và đùa nghịch.
Câu 5. Bạn Loan đạp xe cùng bạn Hoàng, vừa đi song song vừa cười nói ríu rít, em cảm thấy thế nào?
A. An toàn vì hai bạn đi chậm;
B. Không an toàn vì vừa đi vừa nói chuyện sẽ gây mất tập trung, không chú ý quan sát an toàn; hơn nữa việc đi song song với nhau còn gây cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông
C. An toàn vì các bạn đi xe đạp bé, người lớn sẽ nhường;
D. An toàn vì các bạn tuy nói chuyện nhưng vẫn chú ý quan sát.
Câu 6. Theo em, hành vi sang đường khi ra khỏi cổng trường nào dưới đây là chấp hành đúng quy tắc giao thông?
A. 3, 4 bạn cùng rủ nhau sang đường cho vui;
B. Đi ra ngã tư gần trường, thấy đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng, đi đúng vạch dành cho người đi bộ sang đường;
C. Sang đường ngay từ cổng trường cho nhanh;
D. Không cần chờ đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng vẫn sang đường tại nơi có vạch dành cho người đi bộ.
Câu 7. Trời mưa rả rích mà em lại đi xe đạp đến trường, vậy em có được vừa đạp xe vừa cầm ô cho khỏi ướt không?
A. Có, vì em đi xe rất thạo;
B. Có, nếu như đường vắng thì em được cầm ô;C. Có,
em buộc ô vào cặp đeo sau lưng để không vướng tay nên em vẫn được đi;
D. Không, vì cầm ô sẽ che khuất tầm nhìn và lái xe bằng một tay ảnh hưởng đến đến kĩ năng lái xe an toàn.
Câu 8. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
A. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng;
B. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;
C. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
D. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng.
Câu 9. Tại nơi đường giao nhau, khi cô/chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh: tay giơ thẳng đứng, là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?
A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi;
B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT được đi; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT phải dừng lại;
C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau cô/chú CSGT được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi thẳng và rẽ phải;
D. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
Câu 10. Biển nào không cho phép rẽ phải?
A. Biển 1;
B. Biển 2;
C. Biển 3;
D. Biển 1 và 3.
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai phần tự luận
Câu hỏi: Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Trả lời:
Kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp:
Xe đạp là một vật dụng vô cùng quen thuộc với các bạn học sinh. Tuy nhiên để có được chiếc xe đạp xinh đẹp và tiện dụng như ngày nay thì chiếc xe đạp của chúng ta cũng đã trải qua rất nhiều cải tiến rồi đấy. Vậy các em có biết cấu tạo của xe đạp gồm những bộ phận nào không? Dưới đây Hoatieu xin chia sẻ một số bộ phận của xe đạp cũng như chức năng của chúng, mời các em cùng tham khảo.
Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển.
Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.
Vành bánh xe: Vành xe đạp thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm, chắc chắn và có độ bền cao, được xem là bộ khung cho bánh xe.
Nan hoa: Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.
Săm, lốp: Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.
Tay lái (ghi đông): Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.
Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
Để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn thì cần:
- Lái xe đi về phía bên phải của làn đường không được đi dàn hàng hai, hàng ba
- Hãy luôn quan sát những chiếc xe đỗ ven đường để tránh họ đột ngột mở cửa xe.
- Cần tuyệt đối tránh xa các điểm mù của lái xe ô tô
- Tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông hoặc biển báo.
- Không uống rượu khi lái xe đạp.
- Để an toàn khi đi xe đạp, hãy đội mũ bảo hiểm để hạn chế nguy cơ chấn thương vùng đầu.
- Bảo dưỡng xe đạp thường xuyên để xe hoạt động ổn định và an toàn.
- Khi đi xe đạp khi trời tối thì hãy nhớ dùng thêm đèn chiếu sáng hoặc áo phản quang để người khác phát hiện ra bạn.
Trên đây, Gocdoday vừi gửi đến bạn đọc Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai.
Bài viết liên quan: