Đáp án Cuộc thi Học sinh với an toàn thông tin năm 2023 (thihsatt.vn)
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan tổ chức cuộc thi online “Học sinh với an toàn thông tin 2023” dành cho học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức qua website http://thihsattt.vn. Cùng Gocdoday tham khảo Đáp án Cuộc thi Học sinh với an toàn thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Đáp án thi Học sinh với an toàn thông tin 2023 bộ số 1
Câu 1: Trên không gian mạng, những thông tin nào ở bên dưới là thông tin có nội dung làm nhục, vu khống?
Thông tin xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Thông tin bịa đặt, sai sự thật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Câu 2: Theo em những thông tin nào dưới đây được phép đăng tải mà không cần sự cho phép của cơ quan chức năng?
Thông tin về các hoạt động thường ngày của bản thân và gia đình.
Thông tin về các tài liệu công tác của bố mẹ, anh chị em trong gia đình
Thông tin không xác thực nguồn gốc có thể gây hiểu nhầm hoặc dẫn tới hiểu nhầm
Thông tin về bạn bè của em hoặc gia đình họ đã được đồng ý khi đăng tải
Câu 3: Khi tham gia môi trường mạng bạn nên làm những gì sau đây?
Chủ yếu tham gia các nhóm chat về việc vui chơi
Học tập văn hóa trên mạng
Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
Tìm hiểu những kiến thức hay mà mình chưa hiểu kỹ
Câu 4: Một quản trị viên mạng đang dạy về cách tạo một mật khẩu mạnh và hiệu quả. Theo em, mật khẩu nào trong số dưới đây có khả năng làm cho tin tặc mất nhiều thời gian nhất để phá được?
10characters
mk$$cittykat104#
super3secret2
drninjaphd
Câu 5: Thông tin có thể giúp cho con người:
Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng?
Tấn công (attack) và kiểm thử xâm nhập (pentest) các hệ thống mạng đều là trái phép vì đều là những hành động xâm nhập vào hệ thống.
Tấn công mạng là hợp pháp tùy vào mục đích của người tấn công
Tấn công mạng là xâm nhập trái phép gây hại cho nạn nhân, còn pentest là xâm nhập có xin phép trước với mục đích tìm ra điểm yếu bảo mật trong hệ thống để khắc phục.
Tấn công mạng là hợp pháp tùy vào mục đích của người tấn công, còn pentest là bất hợp pháp.
Câu 7: Đâu là nguồn tin đáng tin cậy?
Các fanpage trên mạng xã hội
Bài viết chia sẻ của người quen
Các trang web chính thống của các đơn vị truyền thông được nhà nước cấp phép
Tờ rơi nhặt được ngẫu nhiên
Câu 8: Các thông tin cá nhân nào dưới đây có thể dễ lấy được trên mạng
Ảnh checkin, du lịch, selfie
Nơi ở, trường, những chỗ mình đã đi qua, ăn.
Mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
Mật khẩu đăng nhập
Câu 9: Để hạn chế việc lộ lọt thông tin cá nhân trên facebook, lựa chọn chức năng “ai có thể xem nội dung của tôi” tốt nhất là gì? Chọn một phương án tốt nhất trong các phương án sau:
Bạn bè
Bất kì ai
Những người có link bài đăng
Câu 10: Theo em những hành động nào dưới đây là bắt nạt trên mạng?
Là việc lan truyền những lời nói dối về ai đó hoặc đăng những bức ảnh, video xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội
Gửi tin nhắn, đe dọa để gây tổn thương cho người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội
Là hành vi lặp đi lặp lại khiến người khác tức giận hoặc xấu hổ
Câu 11: Nếu em gặp các tình huống sau đây thì tình huống nào em cho rằng không phải là hành vi bắt nạt trên mạng?
Rủ nhiều người vào bình luận chê bai người khác
Gửi tin nhắn từ điện thoại lạ hay gửi thư điện tử nặc danh dọa sẽ đánh bạn.
Rủ nhiều người vào like ảnh của người khác
Gửi tin nhắn nặc danh nói bạn sẽ gặp xui xẻo nếu không làm theo họ chỉ dẫn.
Câu 12: Khi một người lạ gửi cho em một đường link tham gia đánh bạc trực tuyến, em nên làm gì để bảo vệ an toàn cho bản thân mình?
Vì máy của em có cài phần mềm chống virus nên em có thể bấm vào đường dẫn để tham gia chơi
Em có thể bấm vào chỉ để xem và nghĩ rằng nhất định không tham gia chơi thì vẫn an toàn
Không xem và cũng không chơi thì mới có thể an toàn
Chặn tin nhắn từ người lạ
Gửi đường link rủ bạn bè cùng chơi
Câu 13: Theo bạn, trong những tình huống dưới đây, tình huống nào khiến người dùng có nguy cơ bị lừa đảo trên mạng
Sử dụng những lời nói để chê bai người dùng
Yêu cầu người dùng chuyển tiền tới một tài khoản để đủ điều kiện nhận thưởng.
Người dùng bị đe dọa và dùng những lời nói xúc phạm đến danh dự
Tất cả đều sai
Câu 14: Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?
Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú
Hỏi ý kiến người lớn, người đã từng như mình
Tự đặt những mục tiêu nhỏ hàng ngày về học tập, cuộc sống
Nếu chơi game mà thấy vui vẻ thì mình cứ chơi thôi, có vấn đề gì đâu!
Câu 15: Phải làm gì khi bạn cảm thấy game ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn bản thân?
Sẽ chơi cho chán rồi nghỉ khi hết hứng thú.
Tranh thủ thời gian để chơi game thêm vào buổi tối khi cha mẹ đã ngủ.
Chủ động lập lại thời khóa biểu dành cho bản thân giữa học và chơi.
Chỉ chơi game tối đa 30 phút mỗi ngày vì nó giúp bản thân vui vẻ, thư giản và phấn chấn hơn.
Câu 16: Khi đang lướt web em thấy một hộp thoại hiện lên với nội dung: “Máy tính của bạn đã nhiễm virus, hãy tải và sử dùng phần mềm diệt virus ở bên dưới”. Em nên làm gì?
Tải phần mềm về và cài đặt như theo hướng dẫn
Đóng hộp thoại, tắt trang web đi
Tải phần mềm về máy tính và gửi cho bạn bè cài để cùng quét virus
Giới thiệu cho bạn bè biết về trang web vì trang web biết máy tính của mình đang nhiễm virus và giúp mình diệt virus
Câu 17: Vì sao việc mở các tệp đính kèm theo thư điện tử lại có thể nguy hiểm?
Vì các tệp đính kèm thư điện tử là nguồn lây nhiễm của virus máy tính
Vì khi mở tệp đính kèm phải trả tiền dịch vụ
Vì tệp đính kèm có dung lượng lớn, tốn bộ nhớ nên máy tính chạy chậm
Vì tất cả các lý do trên
Câu 18: Loại file nào (có tên phần mở rộng) dưới đây có thể phát tán được virus?
.EXE
.COM
.DOC
.TXT
Câu 19: Trên mạng một người lạ hỏi em về việc gửi một bức ảnh của em cho họ, ngược lại họ cũng sẽ gửi lại cho em một bức hình của họ. Em nên làm gì?
Không gửi gì cho họ (có thể báo với người lớn)
Bạn đoán rằng họ đã gặp mình ở đâu đó và gửi ảnh cho họ
Bạn gửi ảnh của mình cho họ dù không quen biết
Trao đổi hỏi họ muốn ảnh như thế nào, để làm gì rồi mới gửi.
Câu 20: Em vào mạng thấy một video có nhiều bí quyết dạy nấu các món ăn ngon. Em nên làm gì khi thấy thích video này?
Xem kỹ hoặc lưu lại video để học hỏi
Sửa đổi cho nội dung khác đi rồi chia sẻ để lừa người khác cho vui
Chia sẻ video cho các bạn có cùng sở thích xem
Không bao giờ chia sẻ để giữ riêng bí quyết cho mình
Câu 21: Đánh đổi lớn nhất khi dành thời gian lên mạng quá nhiều là:
Mất thời gian.
Mất đi các mối quan hệ gần gũi.
Mất tiền.
Mất ngủ.
Câu 22: Có nên cập nhật phần mềm điện thoại thường xuyên
Không cập nhật vì không cần thiết và làm máy điện thoại hoạt động chậm
Tải các bản cập nhật từ bên ngoài hoặc các bản cập nhật đã được sửa đổi để thêm nhiều tính năng.
Cập nhật phần mềm điện thoại khi máy có thông báo cập nhật của chính hãng.
Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 23: Đặc điểm của mật khẩu một lần (One time password – OTP)
Chuỗi OTP chịu sự quản lý của Nhà nước
Mật khẩu chỉ sử dụng 1 lần
Là 1 chuỗi số hoặc 1 chuỗi ký tự kết hợp chữ số
Thời gian tác dụng ngắn
Câu 24: Điện thoại thông minh chứa rất nhiều thông tin cá nhân, vì thế khi bán hay cho những chiếc điện thoại cũ, dễ dẫn đến việc bị lộ thông tin cá nhân, do người dùng không xoá dữ liệu đúng cách. Để xoá sạch dữ liệu trong điện thoại thông minh, cần thiết thực hiện các bước sau:
Trước khi thực hiện xóa dữ liệu, người dùng nên thực hiện lưu trữ toàn bộ dữ liệu (bao gồm cả danh bạ), gỡ sim điện thoại và thẻ nhớ. Mã hoá và xoá dữ liệu trên thẻ nhớ nếu không dùng nó trong thiết bị mới
Đăng xuất các dịch vụ như thư điện tử và mạng xã hội rồi xoá dữ liệu từ các ứng dụng đó nếu được.
Khôi phục thiết lập gốc (factory reset). Cần mã hoá dữ liệu trước khi tiến hành khôi phục thiết lập gốc để tránh trường hợp dữ liệu có thể được khôi phục bằng những công cụ khôi phục dữ liệu chuẩn.
Gỡ khoá màn hình, đăng xuất các tài khoản, dịch vụ trên điện thoại như email, Google, iCloud, Apple ID,…
>>> Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn
2. Đáp án thi Học sinh với an toàn thông tin năm 2023 thihsatt.vn bộ số 2
Câu 1: Theo luật “An ninh mạng” hiện hành, đâu là hành vi bị cấm?
Tung thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
Chia sẻ các tin tức xã hội
Đăng tải thông tin cá nhân lên mạng xã hội
Câu 2 Theo em những thông tin nào dưới đây được phép đăng tải mà không cần sự cho phép của cơ quan chức năng?
Thông tin về các hoạt động thường ngày của bản thân và gia đình
Thông tin về các tài liệu công tác của bố mẹ, anh chị em trong gia đình
Thông tin không xác thực nguồn gốc có thể gây hiểu nhầm hoặc dẫn tới hiểu nhầm
Thông tin về bạn bè của em hoặc gia đình họ đã được đồng ý khi đăng tải
Câu 3 Cơ quan thành lập, tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cơ quan nào?
Cục Trẻ em, Bộ LĐ TB& XH
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an
Vụ Giáo dục, công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông
Câu 4 Virus là một phần mềm độc hại (một chương trình hay đoạn chương trình) có các tính chất nào sau đây:
Có khả năng tự nhân bản từ đối tượng này sang đối tượng khácĐáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
Có thể bỏ qua xác thực bình thường để truy cập vào hệ thốngĐáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
Có thể được ngụy trang bằng một vỏ bọc tưởng chừng như vô hại để tạo độ tin tưởng cho người dùng
Câu 5 Đại dịch Covid 19 khiến học sinh phải học tập online qua các nền tảng trực tuyến. Bạn có biết nền tảng nào gần đây bị phát hiện có lỗ hổng bảo mật khiến người lạ có thể đột nhập vào cuộc họp trực tuyến, “thả bom” ảnh nhạy cảm, lấy nội dung hoặc phá phách cuộc họp?
Microsoft Teams
Google Meet
Zoom Meeting
Skype
Câu 6 Trong lĩnh vực An toàn thông tin, thuật ngữ Trojan Horse (“Con ngựa thành Tơ-Roa”) nghĩa là gì?
Một chương trình độc hại chuyên lấy cắp tên tài khoản và mật khẩu của người dùng
Một người sử dụng trái phép truy cập vào máy tính người khác để lấy trộm dữ liệu
Một phần mềm độc hại lây nhiễm trong thiết bị/máy tính chuyên mở trộm “cửa hậu” là một cổng kết nối mạng để cho tin tặc bí mật xâm nhập trái phép
Một máy tính /phần mềm chuyên để kiểm soát các nỗ lực đăng nhập vào máy tính người dùng và giám sát các hoạt động thâm nhập của tin tặc
(Tìm hiểu thuật ngữ Trojan Horse là một phần mềm nguy hiểm cho máy tính, nó không có khả năng tự nhân bản nhưng có chức năng kết nối với một máy tính khác từ xa để khai thác thông tin của máy chủ. Phần mềm này nguy hiểm vì chúng nguỵ trang như một phần mềm hữu ích để che giấu thao tác.)
Câu 7 Thông tin cá nhân trên mạng luôn được giữ an toàn! Đúng hay sai?
Đúng
Sai
Câu 8 Những thông tin nào vẫn có thể còn được lưu trên mạng dù người dùng đã xóa đi trên máy của mình?
Một status trên facebook
Một bình luận trên facebook
Tin nhắn đã thu hồi
Câu 9 Theo em, trong các tình huống sau, tình huống nào được coi là “selfie không an toàn”?
Tình huống selfie ở trường học cùng bạn bè, mặc đồng phục có cả biển tên lớp, trường, đăng ở chế độ công khai
Tình huống selfie ở nhà bếp, Selfie đang nấu ăn, để ở chế độ bạn bè
Tình huống selfie ở quán Karaoke cùng bạn bè, đang uống bia, để ở chế độ bạn bè
Câu 10 Nếu em gặp các tình huống sau đây thì tình huống nào em không nên tin tưởng?
Một người em không quen biết nhắn tin cho em, mời em đi ăn cùng người đó.
Một người quen chúc mừng sinh nhật em
Nhóm bạn nhắn tin trong nhóm lớp rủ nhau đi tham quan.
Thầy cô nhắn tin cho em thông báo nghỉ học buổi ngày mai do có lịch đột xuất.
Câu 11 Nếu bạn bè em bị bắt nạt trên mạng xã hội, em không nên làm những việc nào sau đây?
Đăng bài xúc phạm người bắt nạtĐáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
Chặn thông tin và báo cáo về người bắt nạt
Dọa dẫm và trả thù cho bạn
Chia sẻ với người lớn
Lưu trữ lại bằng chứng vụ bắt nạt
Câu 12 Theo em, đâu là quá trình “kẻ săn mồi tình dục” thực hiện để đạt được mục đích xâm hại tình dục trẻ em qua mạng?
Tiếp cận trẻ -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
Tiếp cận trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
Tiếp cận trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
Tiếp cận trẻ -> Lừa đảo, xâm hại trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu
Câu 13 Khi nào một trang web được coi là tin cậy?
Có thông tin về chủ sở và nội dung cung cấp trên trang web đã được kiểm chứng
Có nhiều ảnh và thông tin
Có logo và nhiều quảng cáo
Câu 14 Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?
Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú
Hỏi ý kiến người lớn, người đã từng như mình
Tự đặt những mục tiêu nhỏ hàng ngày về học tập, cuộc sống
Nếu chơi game mà thấy vui vẻ thì mình cứ chơi thôi, có vấn đề gì đâu!
Câu 15 Nếu cần mua mỹ phẩm trên mạng, em cần lưu ý gì?
Xác định loại mỹ phẩm cần mua phù hợp với đối tượng dùng
Tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu
Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết hàng giả, hàng thật
Ưu tiên hàng khuyến mãi
Tìm mua trên các shop online được theo dõi nhiều và có phản hồi tốt từ khách hàng
Câu 16 Hãy chỉ ra các con đường có thể phát tán và lây lan của mã độc trên thiết bị di động?
Qua cuộc nói chuyện trên điện thoại
Qua thẻ nhớ
Qua việc chia sẻ tệp tin hay đường link trên mạng xã hội
Qua thư điện tử
Câu 17 KHÔNG NÊN đặt mật khẩu tài khoản như thế nào? Chọn một hoặc nhiều phương án đúng
Đặt mật khẩu là 123456 để dễ nhớ không bị quên
Dùng ngày tháng năm sinh của mình để đặt mật khẩu
Đặt mật khẩu mạnh (là mật khẩu >= 8 kí tự bao gồm chữ hoa, chữ thường, số, kí tự đặc biệt)
Sử dụng xác thực 2 lớp nếu có
Câu 18 Những cách nào sau đây giúp đề phòng thư điện tử (email) lừa đảo?
Cẩn trọng với các thư rác, với các email có tiêu đề “hấp dẫn – nhạy cảm ‐ khẩn cấp”Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023
Không nên tin tưởng các tên hiển thị trong email. Để ý các tên hay được giả mạo như tên của các hãng lớn, người quen, người nổi tiếng…
Cân nhắc kỹ lưỡng khi bấm vào liên kết (link) trong nội dung email, tránh dẫn đến các website độc hại mà tin tặc dựng lên để tấn công.
Nhận diện và hạn chế xem các thư điện tử spam, thư điện tử quảng cáo
Cần hạn chế tối đa, cân nhắc cẩn thận khi trả lời email và cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức nào.
Câu 19 Nên làm gì để phòng chống nguy cơ nghiện mạng xã hội?
Đọc sách
Tham gia các môn thể thao vận động
Tham gia các hoạt động xã hội
Câu 20 Vì sao không phải thông tin nào trên mạng Internet cũng đáng tin cậy?
Vì Internet là không gian công cộng, bất kì ai cũng có thể đăng tải thông tin lên mạng
Vì ai đó có thể viết các bài viết không đúng sự thật và đăng lên mạng
A và B đều đúng
A và B đều sai
Câu 21 Điều nào có thể KHÔNG được liệt kê trong “Những rủi ro bạn có thể gặp trên mạng” ?
Bị hủy hoại danh tiếng trên mạng, không biết mình đang nói chuyện với ai, chia sẻ quá nhiều thông tin.
Bị dụ dỗ làm các hành vi trái pháp luật, bị lừa đảo hoặc bị đánh cắp thông tin, bị bắt nạt trên mạng.
Bị đọc những nội dung phản cảm, không lành mạnh, dành quá nhiều thời gian trên mạng, bị bắt nạt trên mạng.
Bị “hố” mua đắt khi mua hàng trực tuyến, bị “ném đá” trên mạng xã hội
Câu 22 Cha, mẹ cần làm gì khi cho con sử dụng thiết bị điện tử?
Cấm con sử dụng vì thiết bị điện tử chỉ mang lại tác hại cho trẻ
Cha, mẹ nên hạn chế và hướng dẫn con sử dụng thiết bị điện tử chứ không nên cấm hoàn toàn
Cha, mẹ cho con sử dụng thiết bị điện tử tùy ý (để con khỏi gây vướng bận, khỏi đi chơi…)
Câu 23 Quy tắc nào được khuyên dùng để bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị di động?
Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ trong 20 giây và nhìn vào một vật cách xa 6m (20 feet) trở lên.
Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 phút và nhìn vào một vật cách xa 6m (20 feet).
Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn vào một vật cách xa 20m.
Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 phút và nhìn vào một vật cách xa 20m.
Câu 24 Làm cách nào người dùng làm việc trên máy tính dùng chung có thể ẩn lịch sử duyệt web cá nhân của họ khỏi những người làm việc khác có thể sử dụng máy tính này?
Mở trình duyệt trong chế độ ẩn danh, chế độ riêng tư.
Xóa tất cả nội dung đã tải xuống.
Khởi động lại máy tính sau khi đóng trình duyệt web.
Chỉ sử dụng kết nối được mã hóa để truy cập các trang web.
3. Cách thi Học sinh an toàn với thông tin năm 2023
Để tham gia trả lời các câu hỏi của cuộc thi Học sinh với an toàn thông tin năm 2023, các bạn thực hiện theo các bước:
Bước 1: Truy cập website: thihsattt.vn rồi chọn Đăng nhập hoặc Đăng ký nếu chưa có tài khoản
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản và chọn Vào thi
Theo quy chế, mỗi thí sinh chỉ đăng ký 1 tài khoản để dự thi theo mẫu đăng ký trên website. Thí sinh chỉ được thi 1 lần và có thể tham gia thi vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 15/3/2023 đến 24h ngày 5/4/2023.
Trên đây, Gocdoday vừi gửi đến bạn đọc Đáp án Cuộc thi Học sinh với an toàn thông tin, thihsattt.vn. Hiện nay, không gian mạng đang đến gần hơn với các bạn học sinh – những người còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, dễ bị sa vào những lời dụ dỗ. Hi vọng rằng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về sự phức tạp trên internet cũng như những điều cần thiết để an toàn thông tin.
Bài viết liên quan: