Công Tằng Tôn Nữ nghĩa là gì? Nguồn gốc của Công Tằng Tôn Nữ

công tằng tôn nữ nghĩa là gì

Thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp những họ rất lạ như Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ,… Với khí chất “con vua, cháu chúa”, những họ này khiến mọi người tò mò, muốn tìm hiểu nguồn gốc. Trong bài viết này cùng Gocdoday đi tìm ý nghĩa của họ Công Tằng Tôn Nữ nhé!

1. Công Tằng Tôn Nữ nghĩa là gì?

Công Tằng Tôn Nữ là một họ, là đời con gái của các Công Tôn Nữ.

Minh Mạng là ông vua đã làm nên bài Đế hệ thi chữ cho 20 đời nhưng chỉ ngang đến đời thứ 5 (Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh) với ông hoàng Vĩnh Thụy – Bảo Đại thì nhà Nguyễn cáo chung. Cũng chính bắt đầu từ ông vua Nguyễn có tài kinh bang tế thế kia, con gái và cháu gái của Vua Minh Mạng có cách đặt tên riêng. Con gái của vua là Hoàng nữ, khi được sắc phong thì trở thành công chúa và có tên hiệu riêng. Công chúa về sau có anh hay em được làm vua thì được gọi là Trưởng công chúa (để phân biệt với công chúa của vua đang trị vì), có cháu làm vua (vua tại vị gọi bằng cô) thì được gọi là Thái trưởng công chúa. Con gái của Hoàng tử là Công nữ, con gái của Công tử là Công tôn nữ, con gái của Công tôn nữ là Công tằng tôn nữ, xuống một bậc nữa gọi là Công huyền tôn nữ… Nhưng để đơn giản đời kế tiếp chỉ gọi là Tôn nữ với ý nghĩa là cháu gái. Cũng có một cách hiểu đơn giản hơn nhiều mà lại giàu ý nghĩa. Tôn nữ là con cháu của Tôn thất – chúa Nguyễn, còn Huyền tôn nữ là con cháu vua Nguyễn.

công tằng tôn nữ nghĩa là gì

2. Hình ảnh của các Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ

Ngay từ nhỏ, trong từng nếp nhà, những Tôn nữ mẹ đã âm thầm dạy bảo các Tôn nữ con chi ly theo kiểu “thanh cũng đặng mà thô cũng xong”, có nghĩa là ở nhà thì xốc vác, đảm đang, ra ngoài thì áo nón chỉnh tề, đi đứng ý tứ, nói năng lễ độ, họp bạn thì ít nhiều cũng góp tiếng ngâm thơ, đàn hát; đặc biệt là những khả năng về nội trợ và nấu nướng, lo miếng ăn, thức uống vừa miệng chồng, con. Một gia đình hạnh phúc trong quan niệm của người Huế không thể thiếu không khí sum vầy và những bữa ăn ngon. Lâu dần thành nếp, thành kỹ năng, nghệ thuật, những Tôn nữ đã góp phần làm thăng hoa nền văn hóa ẩm thực xứ Huế.

Trên đây, chuyên mục Là gì đã giúp bạn đọc biết được Công Tằng Tôn Nữ nghĩa là gì. Chúng ta thường nghe nói “Gió chiều vương áo nàng Tôn nữ/ Quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ,… gợi lên vẻ đẹp rất riêng, nhẹ nhàng nhưng vẫn mạnh mẽ, giỏi giang.

Bài viết liên quan: