Các bộ phận của quy phạm pháp luật – Đặc điểm và thứ tự trình bày

Các bộ phận của quy phạm pháp luật - Đặc điểm và thứ tự trình bày

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung với các cá nhân, tổ chức. Đây chính là phương tiện, công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Quy phạm pháp luật được cấu thành từ các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có ý nghĩa, chức năng riêng. Cùng Gocdoday tìm hiểu các bộ phận của quy phạm pháp luật – đặc điểm và trình tự trong bài viết này nhé!

1. Các bộ phận của quy phạm pháp luật được trình bày theo thứ tự như thế nào?

3 bộ phận của quy phạm pháp luật gồm: giả định, quy định, chế tài, cụ thể:

– Giả định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn;

– Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm);

– Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu.

Tuy nhiên trên thực tế, đa số các quy phạm pháp luật gồm hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài. Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiện nào. Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.

Các bộ phận của quy phạm pháp luật - Đặc điểm và thứ tự trình bày

2. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh và chủ thể dự kiến chịu sự tác động của quy phạm pháp luật?

Bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh và chủ thể dự kiến chịu sự tác động của quy phạm pháp luật là phần giả định.

3. Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh?

Bộ phận của quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh là chế tài. Thông qua chế tài, các chủ thể biết được hậu quả mình phải chịu nếu không chấp hành quy định từ đó giúp quy phạm pháp luật có tính răn đe.

Trên đây chuyên mục Cuộc Thi đã gửi đến bạn đọc Các bộ phận của quy phạm pháp luật – Đặc điểm và trình tự. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: