Biện pháp tu từ thậm xưng là gì?

Biện pháp tu từ thậm xưng là gì?

Thậm xưng là một trong các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên vì tên gọi khá lạ nên nhiều người vẫn chưa biết thậm xưng là gì. Cùng Gocdoday tìm hiểu biện pháp tu từ này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thậm xưng là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, thậm xưng có nghĩa là nói quá, nói ngoa thường nhằm mục đích hài hước. Như vậy, có thể hiểu biện pháp tu từ thậm xưng là biện pháp nói quá, cường điệu.

2. Ví dụ về biện pháp thậm xưng

Biện pháp tu từ thậm xưng là gì?
Thẩm xưng được sử dụng nhiều trong văn học

Để hiểu hơn về biện pháp tu từ nghệ thuật này, các bạn có thể tham khảo ví dụ:

Ta con ông trạng cháu ông nghè

Nói lớn trên trời dưới đất nghe

Sức khỏe Hạng vương cho một đấm

Cờ cao Đế thích chấp đôi xe

Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại

Chạy tót lên non cõng cọp về

Bữa nọ ghé chơi vườn thượng uyển

Trăm nàng công chúa chạy ra ve

– Thơ khuyết danh –

Bài thơ dùng nhiều hình ảnh khoa trương như “lôi tàu lại”, “cõng cọp về”.

3. Thẩm xưng trong Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Bài cáo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của nước Nam ta.

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp thậm xưng, ví dụ: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…”

Biện pháp thậm xưng có tác dụng gây ấn tượng mạnh với người đọc, từ đó người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tội ác của nhà Minh khi thống trị nước ta, làm nổi bật tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Việc giành chiến thắng này là đúng ý dân.

Trên đây, chuyên mục Học Tập đã giúp bạn đọc tìm hiểu biện pháp tu từ thẩm xưng là gì cùng các ví dụ về biện pháp này. Theo dõi Gocdoday để biết thêm các thông tin hữu ích khác.

Bài viết liên quan: