Bệnh than là bệnh gì? Bệnh than có nguy hiểm không?

Bệnh than là bệnh gì? Bệnh than có nguy hiểm không?

Điện Biên vừa xuất hiện 3 ổ bệnh than – loại bệnh lây truyền hiếm gặp, mỗi năm cả nước chỉ có 7 ca. Vậy bệnh than là bệnh gì? Nguồn lây bệnh than là gì? Các triệu chứng, cách chữa trị của nó ra sao? Cùng Gocdoday tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bệnh than là bệnh gì?

Theo Bộ Y tế, bệnh than còn gọi là bệnh nhiệt thán, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của các loài động vật máu nóng (gia súc, động vật hoang dã), có thể lây truyền từ động vật sang người qua việc tiếp xúc, giết mổ, ăn thịt gia súc đặc biệt là trâu, bò, ngựa bị bệnh, ốm chết hoặc tiếp xúc với môi trường, đất có vi khuẩn than.

Như vậy, bệnh than lưu hành địa phương, thường xảy ra ở nơi có ổ dịch cũ. Những người mắc bệnh chủ yếu ở thể da, thường lành tính và rất hiếm khi lây trực tiếp từ người sang người.

2. Nguồn lây của bệnh than

Bệnh than là bệnh gì? Bệnh than có nguy hiểm không?

Bệnh than lây từ động vật sang người, chưa có trường hợp lây từ người sang người

Qua điều tra và xét nghiệm, các chuyên gia đã phát hiện ra vi khuẩn than trong mẫu thịt trâu, bò ốm chết và mẫu đất thu thập tại các hộ gia đình giết mổ trâu, bò ốm và những hộ gia đình có người nghi mắc bệnh than tại khu vực ổ dịch.

=> Nguồn lây của bệnh than thường đến từ động vật ốm chết, có bệnh (ví dụ trâu, bò,…). Bệnh than lây truyền từ động vật máu nóng sang người, do đó, nếu ăn, tham gia giết mổ động vật chết vì bệnh than, con người có thể bị nhiễm bệnh.

Mầm bệnh tồn tại bền vững và lâu dài trong môi trường như đất, nước dẫn đến nguy cơ tiếp tục lây lan cho đàn gia súc và từ đó làm tăng nguy cơ lây sang người.

Bệnh than thường xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang

Bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua một số con đường sau:

  • Nhiễm qua da: xảy ra khi tiếp xúc mầm bệnh thông qua vết thương trên da hoặc sử dụng các sản phẩm động vật như lông, da sống, len,… Các vị trí lây nhiễm dễ gặp thông qua da chính là cổ, cẳng tay, bàn tay. Mầm bệnh ủ từ 1 – 7 ngày đến khi khởi phát nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách đều có thể hồi phục nhanh.
  • Nhiễm qua đường hô hấp: khi người tiếp xúc mầm bệnh do hít phải bào tử vi khuẩn có trong không khí thường có trong các nhà máy sản xuất len từ lông động vật, lò mổ,… Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là khó thở do ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở ngực và dần lan đến các cơ quan hô hấp khác như phổi.
  • Nhiễm qua đường tiêu hóa: khi sử dụng các loại thịt động vật có chứa mầm bệnh và chưa được nấu chín kỹ và khi nuốt vào cơ thể sẽ bị bào tử vi khuẩn bệnh than xâm nhập gây bệnh bên trong đường tiêu hóa.

3. Triệu chứng của bệnh than

Tùy từng con đường lây nhiễm mà triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau:

Các triệu chứng của bệnh nhiễm qua da

  • Xuất hiện vết giộp, u nhỏ và ngứa như khi bị côn trùng đốt.
  • Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương và sưng tấy khi bệnh khởi phát đỉnh điểm.
  • Vết thương xuất hiện trên da có xuất hiện màu đen bên trong tâm vết thương sau khi giảm các vết rộp, u nhỏ

Các triệu chứng của bệnh nhiễm qua đường hô hấp

  • Sốt và ớn lạnh.
  • Khó chịu ở ngực và có cảm giác khó thở.
  • Ho khan, nhói ngực mỗi khi ho
  • Buồn nôn, nôn mửa, hay đau bụng.
  • Đau đầu.
  • Toát mồ hôi.
  • Đau mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm qua đường tiêu hóa

  • Sốt và ớn lạnh.
  • Sưng ở vị trí cổ hay các hạch ở cổ.
  • Đau họng, đau khi nuốt.
  • Giọng khàn hoặc mất giọng.
  • Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là nôn ra máu.
  • Đau bụng, tiêu chảy (một số trường hợp tiêu chảy ra máu).
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Lả người, mệt mỏi.

4. Bệnh than có nguy hiểm không?

Tại Việt Nam, bệnh than thường lưu hành ở các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang vẫn ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh than trên người. Trung bình giai đoạn 2016-2022, toàn quốc ghi nhận 7 ca/năm và không có ca tử vong.

Trong 5 năm trở lại đây, các ca nhiễm bệnh có dấu hiệu tăng lên. Tuy chưa có ca tử vong nhưng mọi người không nên chủ quan, nên chú ý an toàn, vệ sinh khi giết mổ động vật để đảm bảo sức khỏe. Khi có các dấu hiệu bệnh phải đến cơ sở y tế để khai báo để có phương án điều trị, kiểm soát bệnh lây lan, xử lý ổ dịch kịp thời.

Trên đây, chuyên mục Là Gì vừa giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh than – loại bệnh truyền nhiễm lây lan từ động vật máu nóng sang người. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Bài viết liên quan:

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Hướng Dẫn Download và Cài Đặt ProShow Producer 9 Full Crack Cho Windows