Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo?

bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo

Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo mới đúng? Bao sái bàn thờ là việc lau dọn, vệ sinh bát hương. Đây là một việc quan trọng cần làm khi năm cũ kết thúc. Việc bao sái bàn thờ nên thực hiện khi nào? Cùng Gocdoday tìm hiểu nhé.

1. Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo?

Thời điểm bao sái bàn thờ là khi nào? Trước hay sau khi cúng ông Táo?

Trong dịp cuối năm, việc bao sái bàn thờ phải được thực hiện sau khi cúng ông Táo.

>>> Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công, ông Táo?

2. Lau bát nhang thế nào khi bao sái bàn thờ?

Khi bao sái bàn thờ, gia chủ nên dùng nước gì để lau bát nhang?

Nước ấm

Sử dụng nước ấm vào chậu sạch, giặt khăn vắt khô để lau bài vị, bát nhang và đồ thờ. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể dùng khăn cho bài vị và bát nhang riêng, khăn cho đồ thờ cúng riêng. Chậu nhỏ dùng để chứa nước ấm, khăn dùng lau dọn bàn thờ nên được cất gọn riêng. Không dùng khăn rửa mặt, chậu tắm để dùng trong quá trình bao sái ban thờ.

bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Táo

Nước ngũ vị hương tẩy uế

Nước ngũ vị hương dùng để tẩy uế, khử mùi khác với ngũ vị hương trong nấu ăn. Nước ngũ vị hương để tẩy uế gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Loại ngũ vị hương tẩy uế này còn được biết đến với tên gọi nước cầu an, nước phú quý.

Gia chủ có thể mua lọ nước ngũ vị hương đóng chai sẵn để sử dụng hoặc mua gói thảo dược ngũ vị về đun sôi lọc nước. Gói ngũ vị mua về đun cùng khoảng 1,5 lít nước, để ấm sau đó lọc lấy phần nước trong, dùng để lau rửa bát nhang và đồ thờ cúng.

Rượu gừng

Rượu gừng không chỉ có tác dụng trong sức khoẻ mà còn được ứng dụng làm nước bao sái bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có tác dụng sát khuẩn, vừa làm sạch đồ thờ vừa mang lại mùi thơm dịu nhẹ, loại bỏ bụi bặm bám lâu ngày. Loại nước bao sái này cũng mang lại sinh khí mới cho không gian án thờ.

Nếu như không có hũ rượu gừng ngâm từ trước, gia chủ có thể chọn vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng, lọc lấy nước trong. Sau đó, pha cùng nước ấm để dùng lau dọn án thờ.

3. Các khung giờ đẹp để bao sái bàn thờ cuối năm 2022

Để đón năm Quý Mão, sau đây là một số khung giờ “vàng” để gia chủ bao sái bàn thờ:

  • Ngày 20 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Ngày 21 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Ngày 22 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
  • Ngày 23 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Ngày 24 âm, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • Ngày 25 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc 9h10 đến 10h50, chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
  • Ngày 26 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

4. Những điều cần lưu ý khi bao sái bàn thờ

  • Chọn ngày, giờ tốt để thực hiện bao sái bát hương
  • Người thực hiện bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.
  • Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
  • Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước thần linh.
  • Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.

Trên đây, chuyên mục Tổng Hợp đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo?”. Mong rằng bạn đọc của Gocdoday sẽ có một năm mới bình an, vạn sự như ý.

Bài viết liên quan: