Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng? Bác Tôn có những phẩm chất khiến thế hệ con cháu mai sau kính trọng, là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo, soi mình vào đó để đi trên con đường đúng đắn. Những phẩm chất này được áp dụng vào thực tiễn đời sống hiện nay ở nhiều phương diện, mang đến kết quả tích cực. Cùng Gocdoday khám phá ngay nhé!

1. Những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Bác Tôn sinh ngày 20-8-1888 tại Cù lao Ông Hổ thuộc làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) trong một gia đình trung nông. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm, các phong trào yêu nước thất bại và bị đàn áp khốc liệt, không khí chính trị ấy đã tác động rất sâu sắc đến nhận thức của Bác từ thuở thiếu niên.

Cuộc đời gần 70 năm hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Ðức Thắng lúc nào cũng gắn liền với lối sống khiêm tốn, giản dị, chân thành gần gũi đồng chí, đồng bào, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ðồng chí Tôn Ðức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Đúng vậy, bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính đã được đồng chí Tôn Đức Thắng thực hành hằng ngày, biểu hiện trong mọi hoạt động xuyên suốt cuộc đời. Trước hết là 15 năm ở trong ngục tù thực dân Côn Đảo, nhờ ý chí kiên cường cùng sự cần cù, siêng năng, dẻo dai, đồng chí không khuất phục trước đòn thù. Không những thế, Bác Tôn còn cùng đồng chí của mình biến nhà tù thành lò luyện ý chí, trường học cộng sản. Hồi ký “Tôn Đức Thắng – Người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết” ghi: Trong tù Bác Tôn là anh Hai Thắng hay già Thắng nổi tiếng kiên quyết, nhân nghĩa, trong sáng, hiền hòa và không nề hà bất cứ việc gì… Làm dân vận trong tù, cứ trường hợp nào khó khăn, gặp các “tay” lý luận sắc sảo là già Thắng vào cuộc và bảo đảm thành công.

Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã để lại cho thế hệ sau những phẩm chất cao quý để noi gương và học tập

Sau này, khi đã đảm nhiệm nhiều trọng trách của đất nước, đồng chí Tôn Đức Thắng vẫn duy trì nếp sống và tác phong của người công nhân, lao động. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết: “Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm…”. Đồng chí và gia đình duy trì nếp sống khiêm tốn, ăn uống, sinh hoạt tiết kiệm. Cán bộ, nhân viên vẫn thấy đồng chí tự sửa chữa, lau chùi chiếc xe đạp của mình và nhiều vật dụng khác trong gia đình không phiền đến người khác. Có lần, được tặng Giải thưởng Lênin “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc” và kèm theo mười vạn rúp, Bác Tôn đã ủng hộ số tiền này cho Phong trào bảo vệ thiếu nhi Thủ đô… Bác Tôn tiết kiệm không chỉ cho mình mà dành để quan tâm đến những thân phận khó khăn trong xã hội, để chăm lo cho đồng chí, đồng bào.

Ở Bác Tôn, còn sáng ngời phẩm chất liêm, chính. Dù giữ cương vị lãnh đạo cao của Đảng, Nhà nước, nhưng suốt đời đồng chí Tôn Đức Thắng hết lòng, hết sức tận tụy phục vụ cách mạng và nhân dân, không ham danh lợi, không đòi hỏi cho riêng mình; luôn gần gũi với đồng chí, đồng bào, nói ít làm nhiều. Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng từng nhận định: “Không phải dễ thành bất tử như Bác Tôn – Ủy viên Trung ương Đảng nhiều năm, đứng đầu Mặt trận đoàn kết dân tộc hàng mấy thập kỷ liền, thay Bác Hồ giữ cương vị Chủ tịch nước – nhưng chưa một lần Bác tỏ ra là con người có quyền lực, ham quyền lực, tự nhận là lãnh tụ. Bác thích vị trí một đảng viên cộng sản như mọi đảng viên, thích vị trí công dân trung thực, lương thiện, cố mang điều tốt, cố mang niềm vui, cố giảm nỗi đau cho đồng bào…”.

=> Đạo đức con người Chủ tịch Tôn Đức Thắng thực sự vĩ đại trong những điều bình thường, bình thường một cách vĩ đại.

2. Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng?

Khi tìm hiểu về những phẩm chất cao quý của chủ tịch Tôn Đức Thắng, trước hết, trào dâng trong mỗi người là sự kính phục. Cần, kiệm, liêm, chính – là phẩm chất cũng là cốt cách của người làm cách mạng nói tuy dễ nhưng để thực hiện được lại là cả một khó khăn. Đứng trước những thách thức, cám dỗ trên cương vị lớn nhưng Bác Tôn vẫn giữ nguyên cái đạo làm người cán bộ. Trong suốt 70 năm hoạt động cách mạng, chưa một giây phút nào Bác Tôn quên đi kim chỉ nam trong lòng mình, trở thành một tấm gương sáng cho những người khác soi vào đó để học tập, chỉnh đốn mình.

Đồng thời chúng ta cũng thấy biết ơn vô cùng những phẩm chất ấy của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, bởi vì có nó mới tạo nên một con người vĩ đại từ trong những điều bình thường. Chính con người bình thường một cách vĩ đại đã đóng góp phần công sức không hề nhỏ cho cuộc cách mạng nước nhà.

3. Phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bạn áp dụng vào cuộc sống hiện nay như thế nào?

Phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được nhiều người noi gương, áp dụng vào cuộc sống hiện nay. Cụ thể, trong quá trình công tác, chúng ta thực hành cần, kiệm, liêm, chính – Không lãng phí của công, không lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm những điều sai trái, luôn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Đây là những ứng dụng cần thiết để người cán bộ trở thành của dân, do dân, vì dân.

Trên đây, chuyên mục Cuộc Thi vừa gửi đến bạn đọc câu trả lời tham khảo cho câu hỏi “Bạn cảm nhận như thế nào về những phẩm chất cao quý của Chủ tịch Tôn Đức Thắng?”. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều cuộc thi hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan: